Ngày 8-11, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (QH) khóa XIV sang ngày làm việc thứ 15. Buổi sáng, các đại biểu QH làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019; nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật Kiến trúc. Buổi chiều, QH làm việc tại hội trường nghe: Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục (sửa đổi), giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu QH tại kỳ họp thứ năm và báo cáo thẩm tra dự án luật.


Tiếp đó các đại biểu QH làm việc tại tổ, thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). 

Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Mở đầu phiên họp buổi sáng, QH nghe đại diện Ủy ban Thường vụ QH Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu QH dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019. QH đã tiến hành biểu quyết với 92,16% tổng số đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019. 

Theo đó, mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể năm 2019 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư... Nghị quyết nêu các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 đến 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 đến 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 đến 34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 đến 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 đến 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24 đến 24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%...

Tiếp đó, các đại biểu QH nghe: đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý thuế (QLT) (sửa đổi); đại diện Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH báo cáo thẩm tra dự án luật. Theo Tờ trình của Chính phủ, xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) hoàn chỉnh, toàn diện nhằm tạo cơ sở cho QLT hiện đại, tiếp cận những chuẩn mực, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cho cơ quan QLT thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế; quyền và trách nhiệm của cơ quan QLT theo quy định pháp luật, tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thảo luận tại tổ về Luật Kiến trúc, nhiều đại biểu cho rằng, việc QH ban hành luật về lĩnh vực này là cần thiết, bởi việc xây dựng luật đã được cơ quan quản lý nhà nước và giới kiến trúc sư đề xuất từ hơn 20 năm trước nhằm khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kiến trúc; góp phần hình thành đội ngũ kiến trúc sư có đức, có tài, xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Theo đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước), dự thảo luật xác định quy chế quản lý kiến trúc còn chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp; quy chế quản lý kiến trúc chung và riêng chưa rõ, nặng về kiến trúc xây dựng, trong khi đó yêu cầu cảnh quan, môi trường chưa được đề cập. Đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung cụ thể chi tiết hơn trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này; phân cấp, phân quyền và thẩm quyền quản lý của Chính phủ, của các bộ, ngành và UBND các cấp.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Buổi chiều, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp, QH nghe Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục. Dự án luật được xây dựng nhằm thể chế hóa các quan điểm và định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013; bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của Luật Giáo dục với các văn bản pháp luật khác... Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Một trong những điểm mới, dự thảo luật sửa đổi quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Bên cạnh đó, quy định trước mắt ưu tiên thực hiện chính sách này đối với người học ở vùng miền núi, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi trường dân lập, tư thục; học sinh tiểu học trường tư thục sẽ thực hiện ngay sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực và miễn học phí trước năm 2020. Ngoài ra, dự thảo luật quy định chính sách bồi dưỡng nhân tài, tín dụng với sinh viên sư phạm, cán bộ quản lý...

Thảo luận ở tổ về dự án luật, một số đại biểu cho ý kiến về nội dung sách giáo khoa. Nhấn mạnh luật cần quy định thống nhất, đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) và nhiều đại biểu nêu rõ, xây dựng trường, lớp, bàn ghế, dụng cụ học tập… có thể xã hội hóa, nhưng không thể xã hội hóa sách giáo khoa (SGK). Theo quy định việc biên soạn SGK có thể phát huy nguồn lực của các giáo sư, tiến sĩ, giáo viên về hưu đủ điều kiện, trình độ biên soạn. Tuy nhiên, phải được quản lý bởi những cơ quan chuyên môn nhất định. Đề cập các nội dung tại Điều 9 nêu ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, dạy ngoại ngữ... đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) cho rằng: Để thực hiện được những quy định này, đề nghị có quy định cụ thể về đào tạo giáo viên cho việc dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số và phải có chế độ, chính sách thỏa đáng cho đội ngũ này. Đại biểu Dương Đình Thông (Bắc Giang) và một số đại biểu quan tâm cho ý kiến về khoản 3, Điều 83 về chính sách tín dụng sư phạm, cho rằng cần quy định mang tính khả thi về trách nhiệm hoàn trả. Cần có chính sách cụ thể quy định trong luật này hoặc luật có liên quan nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, bảo đảm đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới...

Cần có chính sách bồi hoàn kinh phí có tính lãi suất đối với đối tượng đi du học bằng nguồn ngân sách nhà nước mà ra ngoài làm việc sau khi hoàn thành chương trình học tập, giúp tránh tình trạng "chảy máu chất xám” và gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước... 

Đại biểu Bùi Thị Huỳnh Thơ (Hà Tĩnh)

Trong dự thảo Luật Kiến trúc xác định quyền của Hội đồng kiến trúc quốc gia nhiều, nhưng lại không xác định trách nhiệm của hội đồng này, cho nên sẽ gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung xác định quyền phải đi đôi với xác định trách nhiệm của hội đồng...

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội)

Về nguyên tắc chung, SGK nên là một bộ chuẩn dùng cho cả nước, do Hội đồng thẩm định SGK đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định dùng được cho nhiều năm và hằng năm có bổ sung nhưng không quá 10%. Xã hội hóa in ấn thì đúng, chứ không xã hội hóa biên soạn SGK... 

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)

 

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục