BÙI VĂN TỈNH
 Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”. Trong chiều dài lịch sử của dân tộc, tư tưởng và sự quan tâm, chăm lo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trở thành kim chỉ nam trong công tác, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.


Phát huy tinh thần đại đoàn kết, Đoàn cán bộ, đảng viên và đại diện nhân dân các dân tộc trong tỉnh chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Bác Hồ bên công trình Thủy điện Hòa Bình nhân dịp Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Ảnh: p.v

Thấm nhuần lời dạy của Người, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.


Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác kiểm tra một số công trình cơ sở hạ tầng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tân Lạc. 

Trong quá trình xây dựng và phát triển, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và từ thực tiễn của một tỉnh có đồng bào DTTS chiếm 74,31% dân số toàn tỉnh, tập trung ở vùng nông thôn, điều kiện khó khăn. Do vậy, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hòa Bình luôn thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị vào cuộc tập trung giải quyết những khó khăn nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trong quá trình thực hiện, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác dân tộc, gần đây nhất là Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 07/11/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới. UBND tỉnh đã triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết với kế hoạch chi tiết để thực hiện đồng bộ các giải pháp, mục tiêu, trước tiên là đẩy mạnh phát triển kinh tế cho vùng đồng bào các DTTS.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo các cơ quan phối hợp, ban hành các văn bản thể chế, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về công tác dân tộc; phân công cụ thể các cấp, ngành triển khai, gắn với việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển KT - XH. Đặc biệt là chỉ đạo các địa phương ưu tiên lồng ghép nguồn vốn từ những chương trình, dự án của T.Ư thực hiện chính sách dân tộc cùng các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên các công trình về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa phục vụ đời sống nhân dân. Ngoài ra, tập trung đầu tư các chương trình, dự án, mô hình, chuyển giao KHKT nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cho khu vực nông thôn. Nổi bật là sản xuất nông nghiệp có nhiều mô hình về cây trồng, vật nuôi giá trị kinh tế cao được tổ chức triển khai, tạo ra những vùng sản xuất tập trung. Nhiều sản phẩm chủ lực đã hình thành trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế rừng, góp phần thúc đẩy KT - XH, đảm bảo đời sống nhân dân.

Từ các chương trình, dự án được quan tâm triển khai đã giúp cơ sở hạ tầng vùng DTTS trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục được cải thiện. Các công trình được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng đã và đang phát huy hiệu quả làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, góp phần phát triển KT- XH tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Nhất là giao thông có sự phát triển, việc đi lại, giao thương hàng hóa của bà con vùng đồng bào DTTS dễ dàng, thuận lợi hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên, vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được phát huy. Bản sắc văn hoá của đồng bào được bảo tồn, giữ gìn và phát triển.

Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương gắn với xây dựng nông thôn mới của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, hiện nay, khu vực nông thôn thu nhập bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng, đến hết năm 2018 chỉ còn trên 14%, bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% hộ nghèo. Toàn tỉnh đã có 82/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết của tỉnh trước 1 năm), tăng 51 xã so với năm 2015.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng phấn khởi, song trên thực tế việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng dân tộc còn chậm và chưa ổn định. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn, các xã có đông đồng bào dân tộc tuy giảm nhưng chưa bền vững. Cơ sở hạ tầng một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Khoảng cách về thu nhập, đời sống, y tế, giáo dục vùng dân tộc miền núi so với các vùng khác còn chênh lệch. Năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc của một bộ phận cán bộ còn yếu. Còn số ít người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên.

Trên cơ sở thực tiễn của giai đoạn vừa qua, chúng ta cần đánh giá được những mặt hạn chế, tồn tại, xác định rõ nguyên nhân của thành công và hạn chế để có những giải pháp phù hợp hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới. Các cấp, ngành cần vào cuộc sâu sát, gần dân hơn để tìm ra được cách làm hiệu quả nhất. Vì nguồn lực có hạn nên phải xác định lồng ghép nguồn vốn, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, KT - XH mạnh và thiết thực hơn. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ cho vùng nông thôn, gắn giữa nông nghiệp với du lịch và phát triển các ngành CN - TTCN.

Đặc biệt, các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 7 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng về công tác dân tộc; Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 07/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là chú trọng phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả thiết thực hơn nữa.

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy cần tập trung nguồn lực hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp

(HBĐT)-Sáng 11/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tại Huyện ủy Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở KH&ĐT.

Kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Sáng 11/10, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy kiểm tra tình hình việc thực hiện Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020  tại huyện Cao Phong.

Ngày làm việc thứ tư Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Chiều 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Công bố Quyết định về công tác cán bộ

(HBĐT) - Sáng 10/10, tại Hội trường Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Lương Sơn.

Xã Yên Lập: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống

(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao, thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Cao Phong với gần 540 hộ, dân tộc Mường chiếm 98,2%. Xã có địa hình đồi núi phức tạp, dân cư phân bố không tập trung, thu nhập phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống còn nhiều trở ngại, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 35%, cận nghèo khoảng 30%.

Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai toàn diện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã chủ động trong công tác tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng theo chương trình, kế hoạch năm 2019 và các cuộc kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục