(HBĐT) - Ngày 19/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị rà soát Báo cáo tình hình KT - XH 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2021 - 2025 và các chỉ tiêu phát triển KT - XH chủ yếu. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị. 

Trong 5 năm 2016 - 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì đảm bảo QP - AN và ổn định chính trị - xã hội; nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH đã đề ra.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm đạt 9,15%. Đến năm 2020, dự kiến tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19%, CN-XD 47%, dịch vụ 29,2%, thuế sản phẩm 4,8%. GRDP bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng; thu NSNN đạt 5.000 tỷ đồng; có 2.470 doanh nghiệp, HTX hoạt động có hiệu quả, tăng gấp 2 lần năm 2015; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.907 triệu USD, gấp 3,5 lần so với năm 2015; tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%. Số xã đạt chuẩn NTM đạt 45%, có 3 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 10 chỉ tiêu xã hội và môi trường đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch. Như vậy, trong 19 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, có 18 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Còn 1 chỉ tiêu cơ cấu kinh tế không so sánh do bổ sung thêm lĩnh vực thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

Tuy nhiên, UBND tỉnh đánh giá, trong những năm qua, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng khu công nghiệp, giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH. Tỷ trọng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, diện tích cây trồng đáp ứng điều kiện ATTP theo tiêu chuẩn còn nhỏ. Ngành công nghiệp chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu thu NSNN trên địa bàn chưa bền vững; tình trạng nợ đọng thuế vẫn xảy ra... Chất lượng giáo dục có sự chênh lệch giữa các vùng. Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế. Phát triển KHCN chưa tạo được sự đột phá...

Trong giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu thống nhất với mục tiêu tổng quát là: Huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, theo định hướng phát triển công nghiệp làm động lực, phát triển du lịch làm mũi nhọn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Nâng cao rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát triển. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên được khai thác hợp lý, ô nhiễm môi trường được kiểm soát tốt; bảo đảm vững chắc về QP - AN. Phấn đấu đến năm 2025, Hòa Bình trở thành một tỉnh phát triển trung bình, thứ hạng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và hầu hết các chỉ tiêu xã hội có thứ hạng nằm trong tốp giữa của cả nước trở lên. Riêng về chỉ tiêu chủ yếu, các đại biểu cho rằng việc xây dựng phải căn cứ trên cơ sở thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, nhất là xây dựng chỉ tiêu thu NSNN phải nhìn thấy dư địa, đột biến để có khả năng thực hiện.

Kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc đánh giá tình hình KT - XH giai đoạn 2016 -2020; xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2021 - 2025 là nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng văn kiện cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, cũng là tư liệu cho đại hội cấp cơ sở thảo luận, vì vậy, việc xây dựng báo cáo, kế hoạch cần sự tập trung trí tuệ của các sở, ngành chức năng. Theo đó cần nêu bật được kết quả thực hiện ba đột phá chiến lược; kết quả phát triển các ngành, lĩnh vực và phải nghiêm túc chỉ ra những hạn chế, yếu kém để tìm giải pháp khắc phục. Đối với việc xây dựng các chỉ tiêu cho giai đoạn mới, cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ, không để chỉ tiêu quá thấp mà phải có tính phấn đấu, chiến lược thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với việc đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2021 – 2025, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân từ 9,5-10%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 100 triệu đồng; thu NSNN bình quân hàng năm tăng 17%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2025 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%...

 Hoàng Nga

Các tin khác


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Ngày 18/11/2019, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo để nghe báo cáo kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay; thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc nổi cộm, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc - khơi dậy tình đoàn kết, tính tự chủ của nhân dân

(HBĐT) - Từ ngày 1 - 18/11, tại khắp các khu dân cư trong tỉnh sôi nổi diễn ra Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là ngày hội lớn của toàn dân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019). Năm nay, Ngày hội diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, khơi dậy tính tự chủ của nhân dân.

Học tập và làm theo Bác ở huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, song những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Đà Bắc đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình hay, góp phần vào sự ổn định, phát triển quê hương.

Trà Vinh: Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết tại ấp Sóc Chà B

Chủ tịch Quốc hội vui mừng khi biết thời gian qua, ấp Sóc Chà B đã có những đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Cú cũng như tỉnh Trà Vinh.

Đại đoàn kết dân tộc - Di sản quý báu của Bác Hồ

 1. Đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT) giữ vai trò hàng đầu trong tư tưởng của Bác. 
 Thống kê và phân tích những bài viết, bài nói của Bác đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập cho thấy Bác đã đề cập vấn đề đoàn kết (ĐK) trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ ĐK, đại đoàn kết (ĐĐK) tới 1.809 lần. Trong đó có những bài được nhắc nhiều như: 16 lần trong "Sửa đổi lối làm việc”, 17 lần trong "Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, 19 lần trong diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1957. Trong Di chúc, Bác đã sử dụng 8 lần từ ĐK với ba vấn đề: 1) ĐĐK toàn dân tộc và việc xây dựng khối ĐĐKDT. 2) ĐK là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng. 3) ĐK quốc tế, hữu nghị và hợp tác.

Thảo luận về 4 dự án luật

(HBĐT)- Ngày 15/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi, Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục