(HBĐT) - Trong thời gian 15 năm Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đứng chân trên địa bàn huyện Lạc Thủy, mặc dù đất nước chiến tranh còn muôn vàn khó khăn, nhưng chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy luôn quan tâm, hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho cán bộ, học viên và con em nhà trường. Sau khi đất nước thống nhất, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy đã làm tốt công tác bảo tồn, trùng tu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam.


Năm 2016, nhà bia di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam được xây dựng từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam được xây dựng vào những năm 1958 - 1960 tại khu 11, thị trấn Chi Nê (trước thuộc xã Đồng Tâm). Huyện Lạc Thủy đã dành quỹ đất với tổng diện tích 179.565 m2 để xây dựng trụ sở nhà trường. Ngoài ra, huyện còn dành nhiều diện tích đất cho hàng nghìn cán bộ, học viên của trường sản xuất, chăn nuôi để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Nhân dân Lạc Thủy giúp đỡ nhà trường về ngày công, vật liệu xây dựng tường bao, ao cá, trồng cây xanh...; đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, học viên nhà trường từ việc ăn ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho tới việc cưới, việc tang. Không chỉ có vậy, nhân dân huyện Lạc Thủy không sợ nguy hiểm che chở cán bộ, học viên, con em của trường trong những lần sơ tán tránh máy bay Mỹ…

Bên cạnh đó, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy luôn phối hợp với nhà trường để phát triển phong trào thể dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ. Nhân dân thường xuyên thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ với cán bộ, học viên nhà trường, tạo niềm vui, phấn khởi cho cán bộ, học viên, con em nhà trường.

"Chúng tôi, những cô bé, cậu bé sống xa nhà, xa quê hương, được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để học tập tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam luôn biết ơn sự quan tâm của chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy. Những năm tháng chiến tranh mặc dù cuộc sống thiếu thốn, khó khăn nhưng các bà, các mẹ người Lạc Thủy luôn đùm bọc, nhường cơm, sẻ áo đồng hành cùng thầy và trò nhà trường. Tôi luôn biết ơn và khắc ghi tình cảm của một gia đình đã giúp đỡ tôi cùng các bạn sơ tán, tránh bom.  Năm 1971 - 1972, khi máy bay đánh phá, oanh tạc ác liệt, đám học sinh chúng tôi trên đường đi học về đến dốc Bòng Bong thì bị máy bay đánh phá nên rất sợ hãi. Để tránh bom, chúng tôi trốn xuống hào bên đường, sau khi máy bay đi chúng tôi vẫn rất lo lắng. Thật may, cạnh đó có nhà người dân ở, tôi và các bạn đã mạnh dạn xin vào nhà ngồi. Mặt mũi ai cũng lấm lem vì bùn đất, bác chủ nhà an ủi bảo máy bay đi rồi các cháu không phải sợ đâu. Cảm động hơn là bác chủ nhà nhường cơm cho chúng tôi. Nhà bác đông con và con còn nhỏ, mâm cơm cũng đơn sơ nhưng bác đã nhường cơm cho tôi và các bạn. Chiến tranh, bom đạn, đói nghèo nhưng tấm lòng, tình cảm của người dân Lạc Thủy dành cho học sinh miền Nam chúng tôi luôn dạt dào”- bà Đinh Thị Loan, cựu học sinh Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, nguyên UVBTV Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.

Không chỉ trong thời chiến mà ngay trong thời bình, đối với chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy, Trường Cán bộ dân tộc miền Nam luôn là máu thịt, là niềm tự hào của huyện. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy luôn quan tâm đặc biệt tới công tác bảo tồn các hạng mục còn lại của nhà trường, huy động sự đóng góp về vật chất của các tổ chức, cá nhân, cựu học sinh nhà trường để thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu di tích. 

                                                                     Thu Thủy

Các tin khác


Phiên họp tháng 12 Thường trực HĐND tỉnh: Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI

(HBĐT) - Ngày 2/12, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp nhằm đánh giá tiến độ chuẩn bị Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quán triệt Quy định số 205 của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Chiều 2/12, đồng chí Phạm Minh Chính, UV Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; đánh giá công tác tổ chức xây dựng Đảng tháng 11 và 11 tháng năm 2019, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12. Dự hội nghị, tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng các đồng chí Bí thư các Huyện, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng vào Chính phủ

Sáng 2/12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Phiên họp diễn ra ngay sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV nhằm kiểm điểm tình hình và triển khai những biện pháp điều chỉnh cần thiết với mục tiêu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019.

85 học viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

(HBĐT) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện uỷ Yên Thuỷ vừa phối hợp với Trung bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) năm 2019 đối với UBKT các Đảng uỷ cơ sở.

Phấn đấu 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên có tổ chức công đoàn

(HBĐT) - "Tập trung xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Phấn đấu 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên có tổ chức công đoàn”. Đó là chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy khi ban hành Kết luận số 263-KL/TU, ngày 19/11/2019 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trên địa bàn tỉnh.

Đảng bộ xã Nam Phong: Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã

(HBĐT) - Mặc dù không là địa phương được Đảng bộ huyện Cao Phong chọn tổ chức đại hội điểm cấp xã, song các khâu chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã Nam Phong, nhiệm kỳ 2020- 2025 vẫn được triển khai kỹ lưỡng, trên tinh thần khẩn trương, tập trung, phát huy trí tuệ tập thể và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục