(HBĐT) - Với dân tộc Việt Nam, mùa xuân không chỉ thể hiện sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ bước sang năm mới, mà mùa xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.



Bác Hồ với các chiến sỹ Cảnh vệ và Công an nhân dân vũ trang sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu 1969.

Mùa xuân Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm thấy và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Năm 1925, Người thành lập tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tập hợp những thanh niên Việt Nam ưu tú giác ngộ cách mạng, tổ chức các lớp huấn luyện cách mạng đầu tiên ở nước ngoài, làm "hạt nhân” cho phong trào cách mạng ở trong nước, tiến tới thành lập các tổ chức cộng sản. Và, Bác Hồ chọn mùa xuân năm 1930 khi tình hình cách mạng đã có những bước tiến mới, nắm bắt "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thống nhất 3 tổ chức Cộng sản Việt Nam. Rồi ngày 3/2/1930, Người tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là mùa xuân lịch sử mở đầu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng Tổ quốc, đã có Đảng lãnh đạo và người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là Bác Hồ, đưa đất nước ta, nhân dân ta từ kiếp nô lệ, thành một nước độc lập - tự do.

Mùa xuân năm 1941, đúng 30 năm sau, kể từ năm Bác Hồ ra đi từ cảng Nhà Rồng tìm đường cứu nước, Người từ nước ngoài trở về Tổ quốc qua biên giới Việt - Trung, thuộc huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Bác về ở hang Pác Pó, trực tiếp cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam kháng chiến giải phóng dân tộc. Từ đây Bác Hồ ở trong nước, cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ở Pác Pó, Bác được đồng bào các dân tộc che chở, đùm bọc, yêu thương... Nỗi nhớ Tổ quốc, quê hương sau 30 năm trời đằng đẵng Người ra đi từ miền Nam yêu thương, bôn ba đất khách quê người, ngày trở về ở phía Bắc Việt Nam, cả đất trời mùa xuân quê hương đón Bác thật cảm động. Người cúi xuống hôn đất Mẹ nặng nghĩa tình. Đó là mùa xuân lần thứ hai, lịch sử lại gắn Bác với Đảng, với vận mệnh của dân tộc. Phải chăng đó là "định mệnh” mang tính thời đại.

Có một nhà thơ đã viết: Cuối trời Bác đi ngàn sóng tiễn/ Ngày về hoa nở thắm rừng biên/ Ba mươi năm thức tìm chân lý/ Lập nước Việt Nam sáng vạn niên.

Mùa Xuân Bính Tuất năm 1946, là mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau sự kiện cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân. Để từ đó, lần đầu tiên, tại mùa xuân này, cả nước ta được nghe Thơ chúc Tết của Bác vào đúng đêm giao thừa. Và trong bài "Mừng báo Quốc gia”, nhân Tết Độc lập đầu tiên, Người đã chúc: "Tết này mới thật Tết dân ta/ Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia/ Độc lập đầy vơi ba cốc rượu/ Tự do vàng đỏ một rừng hoa/ Muôn nhà chào đón Xuân dân chủ/ Cả nước vui chung phúc cộng hòa”. Lời chúc ấy thật đơn sơ, mộc mạc nhưng thấm đẫm nghĩa tình với triết lý "Tết này mới thật Tết dân ta”, chỉ một câu này thôi đã đủ cho ta thấy được ý nghĩa lớn lao của cái Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc. Từ đây, dân ta mới biết thế nào là tự do, bình đẳng, bác ái.

Sau mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc, mùa xuân Bính Tuất 1946, cả dân tộc ta bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này vào mỗi độ xuân về, Bác vẫn luôn làm thơ chúc Tết đồng bào cả nước. Những vần thơ chúc Tết, chào đón mùa xuân của Bác luôn gieo vào lòng mọi người niềm tin thắng lợi của ngày mai. Đó cũng là biểu hiện của tinh thần lạc quan cách mạng của người cộng sản. Khi cách mạng gặp khó khăn hay khi gần thắng lợi, Bác luôn thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác đã nói: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi/ Thống nhất độc lập nhất định thành công”. Chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cũng bắt đầu từ những ngày đầu mùa xuân năm 1954. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, chấm dứt gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Mùa xuân nối tiếp mùa xuân. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ta do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo kéo dài hơn 20 năm, trải qua nhiều gian khổ, hy sinh, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam đúng vào mùa Xuân năm 1975, đưa non sông thu về một mối. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong mùa xuân năm 1975 như một điểm hẹn lịch sử, là sự kết tinh của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, theo tư tưởng Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Từ đây, Tổ quốc sạch bóng ngoại xâm, cả nước đi lên xây dựng CNXH, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện CNH - HĐH, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng mỗi năm Tết đến, xuân về, toàn dân tộc ta vẫn rộn ràng niềm vui, niềm tự hào "Mừng Đảng, mừng Xuân”, tin tưởng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.


P.V (TH)


Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục