Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, gồm các nghị quyết sau:
Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình ; Nghị quyết số 893/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ;
Nghị quyết số 894/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa;
Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội;
Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai;
Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng;
Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ;
Nghị quyết số 899/NQ-UBTVQH14 về việc bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Nghị quyết số 909/NQ-UBTVQH14 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội.
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội
Tại Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 ngày 11-2-2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội.
Theo đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Hai Bà Trưng như sau: Nhập toàn bộ 0,14 km2 diện tích tự nhiên, 4.489 người của phường Bùi Thị Xuân và 0,01 km2 diện tích tự nhiên, 642 người của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du. Sau khi nhập, phường Nguyễn Du có 0,52 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.399 người.
Phường Nguyễn Du giáp các phường Lê Đại Hành, Phạm Đình Hổ, Phố Huế; quận Đống Đa và quận Hoàn Kiếm;
Nhập toàn bộ 0,18 km2diện tích tự nhiên, 5.526 người của phường Ngô Thì Nhậm sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính quy định tại điểm a khoản này vào phường Phạm Đình Hổ.
Sau khi nhập, phường Phạm Đình Hổ có 0,48 km2diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.611 người.
Phường Phạm Đình Hổ giáp các phường Bạch Đằng, Đồng Nhân, Đống Mác, Nguyễn Du, Phố Huế và quận Hoàn Kiếm.
Sau khi sắp xếp, quận Hai Bà Trưng có 18 phường.
Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phúc Thọ như sau: Thành lập xã Xuân Đình trên cơ sở nhập toàn bộ 4,26 km2diện tích tự nhiên, 3.080 người của xã Cẩm Đình và toàn bộ 4,90 km2diện tích tự nhiên, 5.732 người của xã Xuân Phú.
Sau khi thành lập, xã Xuân Đình có 9,16 km2diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.812 người. Xã Xuân Đình giáp các xã Long Xuyên, Sen Phương, Thượng Cốc, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc;
Thành lập xã Sen Phương trên cơ sở nhập toàn bộ 2,34 km2diện tích tự nhiên, 1.710 người của xã Phương Độ và toàn bộ 5,55 km2diện tích tự nhiên, 10.042 người của xã Sen Chiểu.
Sau khi thành lập, xã Sen Phương có 7,89 km2diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.752 người. Xã Sen Phương giáp các xã Thọ Lộc, Võng Xuyên, Xuân Đình; thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi sắp xếp, huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
Nghị quyết nói trên cũng nêu việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phú Xuyên như sau: Thành lập xã Nam Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ 3,20 km2diện tích tự nhiên, 2.675 người của xã Thụy Phú và toàn bộ 3,30 km2diện tích tự nhiên, 5.963 người của xã Văn Nhân.
Sau khi thành lập, xã Nam Tiến có 6,50 km2diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.638 người. Xã Nam Tiến giáp xã Hồng Thái, xã Nam Phong, thị trấn Phú Minh; huyện Thường Tín và tỉnh Hưng Yên;
Sau khi sắp xếp, huyện Phú Xuyên có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 xã và 02 thị trấn.
Về tổ chức thực hiện, theo Nghị quyết trên, Chính phủ, HĐND, UBND TP Hà Nội và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội
Theo nội dung Nghị quyết số 891 /NQ-UBTVQH14 ký ngày 10-2-2020 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Ông Vương Đình Huệ chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; và Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Hà Nội và ông Vương Đình Huệ theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Tiếp đó, tại Nghị quyếtsố: 909 /NQ-UBTVQH14 ngày 19-2-2020 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội; xét Tờ trình số 726/TTr-ĐĐBQH ngày 18-2-2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Tờ trình số 92/TTr-BCTĐB ngày 19-2-2020 của Ban Công tác đại biểu về việc đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: Phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội.
Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-3-2020. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. |
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân nguyện tại Tờ trình số 34/TTr-BDN ngày 10-2-2020 và đề nghị của Trưởng Ban Công tác đại biểu tại Tờ trình số 74/TTr-BCTĐB ngày 11-2-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị:Bổ nhiệm ông Hoàng Anh Công, Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 15-2-2020. |
File đính kèm