Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch; khẳng định UBTVQH luôn đồng hành, sát cánh, tạo điều kiện cho Chính phủ triển khai các biện pháp tốt nhất để chống dịch.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân  phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Tại phiên họp thứ 43 diễn ra vào sáng 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Phát biểu sau báo cáo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ cảm ơn những người nơi tuyến đầu chống dịch và dẫn nhiều số liệu ấn tượng của nước ta trong công tác chống dịch. Cụ thể, Việt Nam đã đón gần 7000 người ở vùng dịch về nước; hàng trăm tiếp viên hàng không đăng ký xin tạm nghỉ không lương để chia sẻ khó khăn với đơn vị; gần 300 bác sĩ, y tá về hưu ở Hà Nội xin đăng ký trở lại bệnh viện để góp phần chống dịch; hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ngủ bạt, nằm rừng để ngăn dịch, nhường chăn gối, giường cho người đi cách ly; các suất ăn cho người cách ly được đảm bảo và miễn phí...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch; khẳng định UBTVQH luôn đồng hành, sát cánh, tạo điều kiện cho Chính phủ triển khai các biện pháp tốt nhất để chống dịch; cho rằng qua đây mới thấy hết tình đoàn kết quân - dân, trách nhiệm phòng chống chống dịch của cả hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý cần khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra, trong đó không để tình trạng ỷ lại trong thực hiện các nhiệm vụ, lấy ly do dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm. Tinh thần là ở nhà cũng làm việc chứ không phải nghỉ ngơi.

Chủ tịch Quốc hội cũng kêu gọi toàn dân tương thân tương ái, chung tay cùng phòng chống dịch với tinh thần nhà nhà chống dịch, người người chống dịch.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, bên cạnh tập trung chỉ đạo hiệu quả khống chế dịch bệnh, Chính phủ tiếp tục tập trung đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH.

Về hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị có sự điều chỉnh hợp lý, nhất là công tác giám sát để góp phần phòng chống dịch bệnh, không bố trí đoàn về các địa phương, trừ nội dung giám sát tối cao đang được tiến hành.


                                                   Theo BaoChinhphu


Các tin khác


Thủ tướng: Quân đội luôn là trụ cột quốc gia

"Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt khi đất nước lâm nguy, giặc giã, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thì vai trò chủ đạo, tính chất nòng cốt của quân đội càng được thể hiện rõ hơn và phát huy mạnh mẽ”, Thủ tướng bày tỏ khi làm việc tại Cục Quân y, nơi đầu sóng ngọn gió trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 23/3

Từ ngày 23 - 25/3, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội.

Thủ tướng quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa lây lan COVID-19 ra cộng đồng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống COVID-19.

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Ngày 21/3, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo số 172-TB/TW Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng bộ thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào nề nếp, trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Từ đó, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương.

Kinh nghiệm từ Đảng bộ cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy

(HBĐT) - Chia sẻ về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê bình (TPB&PB) ở các tổ chức cơ sở Đảng, đồng chí Võ Ngọc Kiên, TUV, Phó trưởng Ban TT Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá: "Những năm gần đây, TPB&PB đã có chuyển biến tích cực do có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn cụ thể của T.Ư, Tỉnh ủy. Các cấp ủy, tổ chức Đảng (TCĐ) mà trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy đã bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh và tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, XII gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị để cụ thể hóa, thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả TCĐ, cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) đều nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng công tác TPB&PB, dẫn đến việc thực hiện ở một số nơi còn hình thức, chiếu lệ. Có nơi chưa nắm vững phương pháp phê bình, chưa thực hiện đủ các nội dung của TPB&PB, làm qua loa, chiếu lệ, né tránh khuyết điểm, thậm chí còn lợi dụng phê bình để nói xấu, chỉ trích nhau, không những không hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược lại”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục