Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, người chịu trách nhiệm cao nhất với tư cách Tư lệnh Chiến dịch…



Đồng chí Văn Tiến Dũng (ngồi ngoài cùng, bên trái) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975. Ảnh tư liệu
Sau những thắng lợi tạo tiền đề vững chắc của chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (tháng 3/1975), thời cơ để ta mở Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: "Cuộc Tổng tiến công chiến lược đã giành được thắng lợi vô cùng to lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn, giải phóng 16 tỉnh, đưa số nhân dân vùng giải phóng lên 8 triệu; thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”.

Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Về sau, thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch đổi tên "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định” thành "Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Cũng thời điểm này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, được Nhà nước thăng cấp Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, ông được cử vào làm đại diện Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Đại tướng Văn Tiến Dũng là người trong kháng chiến chống Pháp giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ và trong kháng chiến chống Mỹ, người trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975).

Trong cuộc tấn công sào huyệt cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa - khu Sài Gòn-Gia Định, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Chiến dịch như Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, Lê Ngọc Hiền… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: "Thần tốc, táo bạo, chắc thắng, đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn, nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của”. 

Trước khi ra quyết định, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã trăn trở rất nhiều: Đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền, đập tan cả hệ thống tổ chức quân đội và chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh..., nhưng lại phải đánh như thế nào để thành phố ít bị tàn phá nhất, giải phóng được mấy triệu đồng bào mà hạn chế đổ máu và bảo đảm cuộc sống nhanh trở lại bình thường.

Để giải quyết vấn đề này, Đại tướng cùng tập thể Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện, cụ thể, tìm ra phương án tối ưu, bảo đảm thắng lợi.

Sau nhiều đêm thức trắng trao đổi, bàn bạc, Đại tướng Văn Tiến Dũng và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đi tới nhất trí về cách đánh: Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại, không cho chúng rút chạy về Sài Gòn… Dùng đại bộ phận lực lượng các đơn vị nhanh chóng thọc sâu, đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới hóa mạnh, đã được tổ chức chặt chẽ, tiến theo các trục đường lớn, đánh thẳng vào 5 mục tiêu được lựa chọn trong nội thành. Năm mục tiêu đó là: Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát ngụy quyền và sân bay Tân Sơn Nhất.

Dưới sự chỉ đạo của ông, chỉ sau 5 ngày (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Điện của Bộ Chính trị từ Hà Nội gửi vào cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch: "Đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Gửi các anh lời chúc mừng đại thắng. Bộ Chính trị rất vui”… 

Theo phân tích của các tướng lĩnh, việc điều khiển 5 cánh quân từ 5 hướng cùng tiến vào bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định là đợt tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

Những binh đoàn từ Bắc Trị Thiên, Tây Nguyên, Khu 5 xuất phát vào những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường, xử lý tình huống tấn công mở đường khác nhau nhưng Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tính toán, chỉ đạo thống nhất để tất cả hành quân tiến kịp về Sài Gòn và phối hợp ăn ý.

Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, một người rất quyết đoán và chịu trách nhiệm cao nhất…

Đại tướng Văn Tiến Dũng đã kể lại cảnh các đồng chí trong Sở Chỉ huy Chiến dịch vào trưa ngày 30/4/1975: "Mọi người ngồi quanh chiếc máy thu thanh và khi nghe giọng nói của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh nói lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tất cả chúng tôi đều nhảy lên, reo lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau. Tiếng vỗ tay, tiếng cười, tiếng nói ríu rít, vui náo nhiệt. Các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng ôm chầm lấy tôi. Tất cả đều nghẹn ngào, xúc động... Anh Đinh Đức Thiện mắt đỏ hoe, nói bây giờ nếu có nhắm mắt cũng yên lòng”...

Sau đó, vào một ngày giáp Tết Bính Thìn năm 1976, Đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta lên đường sang Paris dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Pháp.

Trong một hội trường lớn ở thủ đô Paris, gần 2.000 đại biểu dự Đại hội 22 Đảng Cộng sản Pháp, đã đứng dậy vỗ tay hoan hô rất lâu khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong bộ quân phục bước vào, trước ánh đèn rực sáng của máy ảnh, máy quay phim. Đến giờ giải lao, nhiều người tới quây lấy Đại tướng bắt tay, chúc mừng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh; xin chữ kí, chụp ảnh chung và xin phỏng vấn: "Vì sao Việt Nam thắng, Mỹ thua?”.

Lúc này, Đại tướng Văn Tiến Dũng xúc động nghĩ tới công lao vĩ đại của Bác Hồ; sự chỉ đạo sáng suốt, tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công của tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; những hy sinh cao quý, những cố gắng phi thường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp lại nhau sau ngày giải phóng Sài Gòn, ngày 5/5/1975. Ảnh dẫn theo VOV
Khi chiến tranh đã lùi xa, nhân dân ta thấy lịch sử có sự trùng hợp thú vị: Sự kiện kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc, cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) đều bằng hai chiến dịch lịch sử do hai vị Đại tướng chỉ huy là Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Hai chiến dịch này đều mang tính quyết định cuối cùng với thắng lợi về tay nhân dân Việt Nam.
Những chiến công vĩ đại ấy mãi lưu danh sử sách!


                                       Theo BaoChinhphu

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục