(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tự phê bình và phê bình trong Đảng. Theo Người, tự phê bình và phê bình giúp xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, gột rửa, lọc bỏ những sai lệch. Qua đó, tạo chất kết dính trong nội bộ, là phương thuốc hay nhất để chữa nhiều chứng bệnh, bồi bổ cơ thể của Đảng ngày thêm cường tráng.


Trong những năm qua, các cấp ủy trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh đã thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, trong đó có lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên tiến hành bồi dưỡng chi ủy, chi bộ các nội dung liên quan đến tự phê bình và phê bình, nhất là việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nhờ vậy, tự phê bình và phê bình trở thành hoạt động thường xuyên, góp phần đấu tranh với những suy nghĩ, hành vi sai trái, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, việc tiến hành tự phê bình ở một số cấp ủy, chi bộ vẫn còn những hạn chế, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI, XII) chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng tự phê bình và phê bình có nơi còn biểu hiện mang tính hình thức; còn nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao... Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nhất là ở cấp chi bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi các chi bộ phải nâng cao hơn nữa chất lượng tự phê bình, phê bình theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII và tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những giải pháp sau: 

Một là, nâng cao trách nhiệm bí thư chi bộ, mở rộng dân chủ, duy trì chặt chẽ chế độ tự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình là một quy định, nội dung quan trọng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức Đảng nói chung và chi bộ nói riêng. Bí thư, phó bí thư chi bộ nhất thiết phải duy trì có hiệu quả hoạt động này. Song song với tự phê bình và phê bình xoay quanh thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, các chi bộ và từng đảng viên cần phải tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nắm vững 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” mà Nghị quyết T.Ư 4 đã chỉ ra. Người chủ trì sinh hoạt phải khéo léo gợi mở vấn đề, khuyến khích các đảng viên mạnh dạn thảo luận, trình bày ý kiến của bản thân, phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, dân chủ phải đặt trong tổ chức, có kỷ luật, kỷ cương. Tuyệt đối không được lợi dụng dân chủ trong sinh hoạt để đả kích, nói xấu nhau, hoặc dân chủ hình thức, mang tính chất xuôi chiều.

Hai là, tự phê bình và phê bình phải trung thực, thẳng thắn, khách quan, gắn với xử lý kỷ luật nghiêm minh.

Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức, biện pháp xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Tự phê bình và phê bình phải gắn liền với xử lý nghiêm vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, không nể nang, né tránh, không có vùng cấm.

Ba là, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình. 

Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp ủy, chi bộ cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể đối với các tổ chức đảng, đảng viên. Nội dung cần gắn chặt kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình với phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước tổ chức Đảng và quần chúng. Qua kiểm tra để chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, kịp khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, đề ra các giải pháp giúp cấp ủy, chi bộ, đảng viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt và hoạt động của chi bộ.

Trong bối cảnh chuẩn bị đại hội Đảng bộ các tổ chức cơ sở Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XVII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tiếp tục học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực cầm quyền của Đảng ở cơ sở; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tư cách đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng, đem lại niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN.

Đoàn Văn Thu
Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục