(HBĐT) - Ngày 12/11, buổi sáng, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh và tiến hành công tác nhân sự.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ sáng 12/11.
Thảo luận tổ về Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tại Tổ đại biểu số 05, đồng chí Trần Đăng Ninh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu: Trước hết, tôi tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tại Điều 17, quy định về việc cho nghỉ khi mất uy tín của lực lượng này, tôi đề nghị quy định mất uy tín với Nhân dân chứ không phải là mất uy tín trong nhóm, trong tổ. Tại Điều 19, tôi đề nghị quy định rõ hơn việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, do ngân sách Nhà nước hay do người dân đóng góp. Trong dự thảo Luật quy định "Do UBND cấp xã xác định đạo đức…” là khó thực hiện. Trên thực tế hiện nay, UBND cấp xã chỉ xác nhận gia đình văn hóa. Vấn đề này cần nghiên cứu thêm. Tại Điều 22, quy định lực lượng này có trụ sở làm việc do UBND xã bố trí thì rất bất cập vì có những xã điều kiện KT-XH khó khăn, kinh phí ít thì không thể bố trí được. Tôi đề nghị quy định dùng Nhà văn hóa để làm nơi làm việc của lực lượng này.
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu: Tôi đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, đề nghị cần rà soát, đối chiếu với Pháp lệnh Công an xã để tránh chồng chéo và cần thiết kế bố cục, nội dung hợp lý. Đồng thời, cần cân nhắc đến chế độ, chính sách của lực lượng này. Hiện nay, những người làm công tác tại thôn, xóm, bản, tổ dân phố chỉ được hưởng một khoản phụ cấp rất thấp, chỉ hơn 1 triệu đồng nên nhiều người không muốn tham gia, họ tham gia do nhiệt tình và tính cộng đồng mà thôi chứ không phải tham gia vì thu nhập. Đề nghị nghiên cứu quy định về số lượng của lực lượng này, vì nếu Luật có hiệu lực thì số lượng của lực lượng này lên tới hơn 1.500.000 người. Tôi đề nghị xác định rõ địa vị pháp lý của lực lượng này trong dự thảo Luật. Đồng thời, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này và lực lượng này là do tự nguyện hay không?. Việc quy định kinh phí hoạt động, chế độ chính sách liên quan đến lực lượng này mà giao cho chính quyền địa phương thì không khả thi vì thêm gánh nặng cho ngân sách địa phương. Đề nghị cần cân nhắc quy định việc thẩm quyền của chính quyền địa phương quyết định số lượng, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách của lực lượng này.
Buổi chiều, QH họp phiên toàn thể tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021. Sau khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2020, dự toán NSNN năm 2021, các ĐBQH đã tiến hành nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết này. Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2021 chính thức được thông qua với 92,53% ĐBQH tán thành. Tiếp đó, theo chương trình, QH họp riêng nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sau đó, QH thảo luận ở hội trường về nội dung trên và dự thảo Nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Phan Thanh Nga (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh) - P.V (TH)
(HBĐT) - Ngày 11/11, buổi sáng, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021. QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hệ thống điện tử với 89,21% ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành; nghe Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Bộ KH&CN đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng và thảo luận ở Đoàn về nội dung này; QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (GTĐB).
(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020), ngày 11/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và UB T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "90 năm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) tới điểm cầu UB MTTQ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị.
(HBĐT) - Sáng 10/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân, QH họp phiên toàn thể tại Hội trường, tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
(HBĐT) - Ngày 10/11, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị góp ý phản biện xã hội vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh và các Hội đồng tư vấn của UB MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nội dung tính khái quát cao, toàn diện; bám sát những kinh nghiệm thực tiễn trong gần 35 năm đổi mới; những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển của Việt Nam và thế giới; thể hiện trí tuệ, công sức, trách nhiệm cao của Ban soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào các nội dung: