(HBĐT) - Cuối năm 1951, Pháp tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại "tam giác sắt” Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc.

 


Cựu chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) tìm hiểu tư liệu lịch sử về Chiến dịch Hòa Bình.

Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã mở đầu bằng việc bất ngờ đánh chiếm Chợ Bến ngày 10/11/1951 nhằm cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Tiếp đó, ngày 14/11/1951, Pháp đã sử dụng 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng cùng với không quân tiến chiếm Hòa Bình mà không vấp phải bất kỳ một sự kháng cự nào. Chính điều này đã làm cho quân viễn chinh Pháp trở nên tự mãn cho rằng chúng đã chiến thắng ở Hòa Bình.

Ngay sau khi nghe tin địch đánh chiếm Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ: Địch đã giành lại quyền chủ động. Đánh Hòa Bình, chúng đã mở rộng phạm vi chiếm đóng, giành được một vị trí chiến lược quan trọng, sẽ gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng đây chính là cơ hội ngàn vàng để ta tiêu diệt sinh lực địch. Ngày 24/11/1951, Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch tấn công quân Pháp ở Hòa Bình. Ngày 1/12/1951, Tổng Quân ủy đã thông qua kế hoạch tác chiến. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ta quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ - núi Chẹ, đồng thời đánh địch trên sông Đà.  

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 với trận đánh mở màn ở cứ điểm Tu Vũ - núi Chẹ. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra tại khu vực thị xã Hòa Bình, dọc tuyến sông Đà và trên tuyến đường 6. Tại đây, 3 đại đoàn chủ lực của ta đã trực tiếp đương đầu với lực lượng cơ động của địch lên xuống trong khoảng từ 13 - 19 tiểu đoàn. Qua 20 ngày chiến đấu (từ ngày 10 - 31/12/1951), ta đã tiêu diệt được một bộ phận lớn quân địch. Đường tiếp tế trên sông Đà của địch bị tê liệt. Đường số 6 luôn luôn bị cắt. Quân Pháp ở Hòa Bình đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự bị động. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy, thị xã Hòa Bình được giải phóng. 

Tổng kết chiến dịch, ta đã tiêu diệt được trên 6.000 quân địch, phá hủy nhiều phương tiện, khí giới của địch, giải phóng vùng đất rộng trên 1.000 km2 với hơn 20 nghìn dân. Trong đó, có những trận đánh điển hình như trận Cầu Dụ ngày 2/12/1951; trận phục kích đánh địch ở Giang Mỗ ngày 7/2/1952. Trong trận này, nổi lên là gương chiến đấu dũng cảm của Anh hùng Cù Chính Lan dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng địch. "Chiến dịch Hoà Bình chính là cuộc tập dượt lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này” - đó là lời khẳng định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn của chiến dịch Hòa Bình góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Cầm trên tay những cuốn sách, ảnh tài liệu lưu giữ về Chiến dịch Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Chúng tôi luôn tự hào sâu sắc về chiến công của cha anh, đồng đội năm xưa trong Chiến dịch Hòa Bình. Phát huy tinh thần đó, chúng tôi luôn giáo dục con cháu về truyền thống hào hùng của dân tộc. Hội CCB phường Tân Hòa cũng phát huy tốt phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình, đặc biệt vừa rồi, hội được nhận bằng khen của Tỉnh ủy là tập thể điển hình trong phong trào "Dân vận khéo" giai đoạn 2017 - 2020".



 Thanh Sơn



Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục