(HBĐT) - Ngày 16/12, Bộ TT&TT phối hợp với các bộ, ngành tổ chức Diễn đàn "Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số” với sự tham gia của hơn 200 đại biểu theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.
Quang cảnh diễn đàn.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho rằng, sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số đã mang lại những cơ hội cũng như thách thức và đang làm thay đổi cách thức, mô hình việc làm của nhiều lực lượng lao động trong đó có báo chí, truyền thông. Thực tế, nguồn lực báo chí truyền thông hiện nay hầu hết chủ yếu được đào tạo theo hình thức truyền thống nhưng nay phải "gồng mình” để làm báo chí, truyền thông trong môi trường của thời đại công nghệ số. Do đó, công tác đào tạo nguồn lực báo chí truyền thông cần đổi mới phù hợp với xu hướng phát triển của kỷ nguyên số...
Theo TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên truyền lý luận, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ Báo Nhân Dân, trong thời đại bùng nổ thông tin, tác nghiệp trong cơ chế thị trường với nhiều sức ép, nền tảng quan trọng đối với các nhà báo là cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trách nhiệm xã hội và năng lực nghề nghiệp cao, hiểu biết và tuân thủ pháp luật.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, chương trình đào tạo ảnh hưởng lớn đến chất lượng truyền thông. Việc đổi mới báo chí cần gắn lý thuyết với thực tiễn, ngoài ra cần có sự kết nối của cơ quan quản lý Nhà nước tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên.
PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, trong đó nhấn mạnh việc cần mở rộng kỹ năng đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng cho người làm báo kỹ năng làm báo hiện đại, mô hình tòa soạn đa phương tiện, ứng dụng công nghệ mới trong kỷ nguyên số…
Phát biểu tại diễn đàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cho biết, việc chuyển đổi số không chỉ là đầu tư công nghệ mà trước hết là chuyển đổi tư duy, vận hành của đội ngũ lãnh đạo báo chí, từ đó đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Vì thế, việc đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số không chỉ hạn chế trong môi trường nhà trường mà còn cần thực hiện đào tạo thường xuyên ngay trong các cơ quan báo chí, liên tục cập nhật xu hướng báo chí của thế giới.
Diễn đàn "Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số” là hoạt động tiếp theo khởi động cho những sáng kiến mới trong khuôn khổ "Dự án phát triển Báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” năm 2021.
P.V
(HBĐT) - Ngày 15/12, UBND tỉnh đã làm việc với đoàn công tác liên ngành do đồng chí Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ VH-TT&DL, Hội LHPN Việt Nam. Về phía tỉnh, làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác trẻ em tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, địa phương liên quan.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực với sự đồng thuận cao của Nhân dân. Đó là sự khẳng định hiệu quả từ việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đem lại, góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.
(HBĐT) - Phong trào thi đua "Dân vận khéo” ở huyện Lạc Thủy đang từng bước đi vào chiều sâu, với sự ủng hộ nhiệt tình của Nhân dân địa phương. Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 99 mô hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực chính trị, KT-XH, văn hóa, QP-AN. Từ đầu năm đến nay, có 10 mô hình mới được xây dựng như: "Phụ nữ với văn hoá đọc” của Hội LHPN xã Khoan Dụ; "Hòm tiết kiệm ủng hộ người nghèo" của Ban CHQS huyện; "Trồng cây sim lấy quả" của UBND xã Yên Bồng... Các mô hình đã cơ bản phát huy hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi cho bà con Nhân dân, nhất là trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Hòa Bình là một trong những tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cao nhất cả nước, chiếm 74,43% dân số toàn tỉnh. Vùng DTTS bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, với điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, truyền thống lịch sử từ xa xưa nên ĐBDTTS chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐKKK), khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối, giao thông khó khăn, điều kiện phát triển KT-XH hạn chế.
Ngày 14/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. Cùng chủ trì, điều hành hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh.
(HBĐT) - Ngày 14/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP) năm 2021. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Thiếu tướng Bùi Công Chức, Phó Chính ủy Quân khu 3; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các cơ quan Quân khu 3, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.