(HBĐT) - Trong quá trình phát triển, cải cách hành chính (CCHC), được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Do vậy, công tác CCHC, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân.


Trung tâm Phục vụ hành chính công đi vào hoạt động đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giải quyết các thủ tục hành chính.

Nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ tốt nhất, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo rà soát, ban hành Bộ Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã. Tổ chức điều tra xác định chỉ số CCHC và mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đáp ứng sự mong đợi và hài lòng từ người dân. Bên cạnh đó, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện, giúp các tổ chức, cá nhân có môi trường thân thiện, thuận lợi nhất, tiết kiệm chi phí tối đa nhất khi thực hiện giải quyết TTHC tại các cơ quan nhà nước.

Để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đơn giản hóa các TTHC, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức (CB, CC). Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng bộ máy dịch vụ công, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý, thực thi công vụ. Tăng cường tính công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế một cửa, một cửa liên thông; chú trọng rà soát, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm 30% thời gian giải quyết các TTHC… qua đó từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu

Năm 2021, công tác tuyên truyền, kiểm tra về CCHC được đẩy mạnh. Đặc biệt, từ ngày 25/10 - 11/11, đoàn kiểm tra CCHC của Ban chỉ đạo CCHC tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại một số sở và UBND các huyện. Qua đó, đoàn kiểm tra đánh giá: Các sở và các địa phương đã coi trọng công tác CCHC, xem đây là then chốt thúc đẩy sự phát triển, do vậy đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Một số nội dung đã được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả như: Ứng dụng, triển khai các phần mềm dùng chung của tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước, công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và địa chỉ phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên trang thông tin điện tử. Các phòng, ban chuyên môn thuộc sở, huyện đã thực hiện tốt việc xử lý văn bản trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản. Đã sắp xếp tổ chức, bộ máy đảm bảo đúng tiến độ theo quy định của T.Ư và của tỉnh. Chú trọng xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác cho CB, CC, VC. Tích cực chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ của CB, CC, VC...

Các huyện đã đầu tư xây dựng Bộ phận một cửa hiện đại cho 100% đơn vị cấp xã; tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử. Triển khai hiệu quả "Điểm hỗ trợ người dân thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện và các xã, thị trấn...

Tuy vậy, công tác CCHC còn những hạn chế, thể hiện ở việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật một số đơn vị làm chưa tốt. Tỷ lệ hồ sơ đã tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn thấp; vẫn còn TTHC viện dẫn văn bản hết hiệu lực. Có địa phương chưa thực hiện niêm yết đầy đủ một số TTHC tại Bộ phận một cửa của huyện...

Từ kiểm tra thực tế và qua theo dõi, nắm bắt, nhất là qua những buổi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, còn nhiều ý kiến phản ánh việc giải quyết TTHC vẫn chậm, quá thời hạn, làm lỡ cơ hội của nhà đầu tư. Còn tình trạng cán bộ, chuyên viên một số sở, ngành của tỉnh và phòng, ban cấp huyện gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp...

Từ thực tế này, UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp, ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác CCHC, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Năm 2022, cần sớm ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC của năm, cũng như Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách CCHC, nhất là TTHC, nâng cao trách nhiệm của CB,CC...

Tăng cường ứng dụng CNTT. Tiếp tục triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh hiệu quả, thiết thực trong các cơ quan, địa phương, cơ sở, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với CCHC. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục; thực hiện tốt quy định "4 tại chỗ”, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân... 


Bình Giang

Các tin khác


Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 164.852 đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Đây là lực lượng trẻ, khỏe, xung kích, sáng tạo trên lĩnh vực phát triển KT-XH cũng như tham gia giữ vững ANTT ở địa phương. Nhằm phát huy sức mạnh của thế hệ trẻ, ngày 24/10/2018, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 46-CT/TU về "tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chi Đoàn” nhằm tập hợp và phát huy sức mạnh của thanh niên.

Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

(HBĐT) - Điều 11. Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.

Hội CCB khối Các cơ quan tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

(HBĐT) - Ngày 22/12, Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối Các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chúc mừng đồng bào Công giáo tại Thừa Thiên – Huế

Sáng 22/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Trị đã tới thăm, chúc mừng Giáng sinh 2021 tại Tòa Tổng Giám mục Huế, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam và người Công giáo trên địa bàn thành phố Huế.

Trách nhiệm và sự thôi thúc của trái tim

"Tổ quốc trên hết, nhân dân trên hết, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân phục vụ" đã, đang và sẽ trở thành máu thịt trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(HBĐT) - LTS: Hòa Bình là tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được xác định là một trong các hướng phòng thủ quan trọng, căn cứ hậu phương chiến lược của chiến trường miền Bắc. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/ 2021), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với Đại tá Quách Đăng Phú, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh về củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân (QPTD) gắn với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục