(HBĐT) - Bằng nhiều hình thức thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, Hội LHPN tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (BVMT), tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên, ổn định cuộc sống, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.


Hội LHPN xã Miền Đồi (Lạc Sơn) phối hợp tổ chức dạy nghề đan lát cho hội viên chi hội Thây Voi và xóm Thăn.

Ngay từ đầu năm, các cấp Hội tập trung chỉ đạo thực hiện khâu đột phá "Vận động, phát huy vai trò của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, BVMT, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)”; ký kết, triển khai chương trình phối hợp với các ngân hàng, các ngành nhằm huy động nguồn vốn và tổ chức đào tạo nghề, chuyển giao KHKT; thành lập mô hình kinh tế tập thể (KTTT), hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó luôn hướng các hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo theo hướng ATTP, an toàn sinh học, BVMT, thông qua việc xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi; tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tem, nhãn, mác, truy xuất nguồn gốc; thành lập các mô hình "Phụ nữ thực hiện ATTP gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức”,"Phụ nữ cung cấp thực phẩm an toàn cho các trường học”...

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Vân, Phó Chủ tịch TT Hội LHPN tỉnh cho biết: Thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai, thành lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm của các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố. Hàng năm tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, diễn đàn, phiên chợ truyền thông... về khởi nghiệp, kết nối thị trường. Trong 5 năm 2016 - 2021, tổ chức 54 cuộc tập huấn, hội thảo, diễn dàn, phiên chợ truyền thông về khởi nghiệp, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp (DN), HTX, kiến thức xây dựng thương hiệu... cho trên 3.000 lượt người. Đồng thời, tích cực hưởng ứng, tham gia hoạt động Ngày phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp và cuộc thi do T.Ư Hội, cụm thi đua và tỉnh tổ chức. Có 180 ý tưởng tham gia, 59 ý tưởng đạt giải các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp, hàng trăm sản phẩm tham gia các hội chợ và kết nối thị trường. Cùng với đó, các cấp Hội làm tốt vai trò cầu nối, kết nối các nguồn lực xã hội hỗ trợ 303 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; thành lập Hội Nữ doanh nhân tỉnh và 4 câu lạc bộ DN; nhiệt tình tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội.

Vận động phụ nữ tham gia các mô hình KTTT cũng là một trong những hoạt động đem lại giá trị tích cực trong những năm qua của Hội. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức rà soát mô hình kinh tế, sản phẩm có chất lượng, ký kết chương trình phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và hỗ trợ thành lập mô hình KTTT. Trong nhiệm kỳ hỗ trợ thành lập 112 mô hình với 1.581 thành viên, 15 HTX, 34 tổ hợp tác, 63 tổ liên kết. Tập trung vào các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, du lịch... Nhiều mô hình KTTT, HTX tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, xây dựng được nhiều sản phẩm có chất lượng, được xếp hạng sản phẩm OCOP như: trà, cao cà gai leo, hạt dổi, ớt rừng, tinh dầu sả, gà Lạc Sơn, cam 3TFarm, su su Quyết Chiến, rau hữu cơ Lương Sơn, rau PGS Kim Bôi, trà, dầu omega sachi; thổ cẩm Mai Châu, Lạc Sơn... Nhiều sản phẩm được kết nối, tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trong và ngoài nước.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tổ chức và phối hợp mở 334 lớp dạy nghề cho 11.029 phụ nữ thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, khuyết tật, dân tộc thiểu số; phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT 6.286 cuộc cho 345.730 hội viên phụ nữ và người dân; thành lập 6 mô hình sau học nghề hoạt động hiệu quả như: Trồng gấc, nhãn xã Xuân Thủy (Kim Bôi), rau an toàn huyện Lương Sơn, chăn nuôi gà Hương Nhượng (Lạc Sơn)... Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm đạt 80%.
Phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, "Giúp hộ nghèo có địa chỉ” đã vận động 94.780 lượt hội viên quyên góp giúp đỡ 30.246 lượt hội viên hoàn cảnh khó khăn ngày công, con giống, tiền… phát triển kinh tế, trị giá trên 51,41 tỷ đồng, giúp 37.906 hộ nghèo, 8.504 hộ thoát nghèo (có 2.516 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo).

Các cấp Hội cũng thực hiện hiệu quả việc uỷ thác, tín chấp với các ngân hàng hỗ trợ hội viên tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế, giảm nghèo với tổng dư nợ trên 1.451 tỷ đồng cho 32.375 hộ vay. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô theo tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình, dự án tài chính vi mô đạt trên 8.735 triệu đồng với tổng số 1.604 người vay; tổng dư nợ tiết kiệm đạt 26.986 triệu đồng.


Hồng Duyên


Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục