(HBĐT) - Từ vùng đất còn gian khó mọi bề, sau 20 năm tách huyện, Cao Phong - vùng đất cổ Mường Thàng đang có sức vươn mạnh mẽ. Nói như đồng chí Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy Cao Phong: Để có được sức vóc như ngày hôm nay là do Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã tiếp nối truyền thống, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng đất Mường Thàng, tạo thành khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong toàn huyện.


Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong trao đổi với đại diện các ban, ngành trong huyện về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022.

Còn nhớ cách đây gần 20 năm, huyện Cao Phong được tách ra từ huyện Kỳ Sơn (cũ), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 theo Nghị định số 95/NĐ-CP, ngày 12/12/2001 của Chính phủ. Thời điểm đó, huyện có 12 xã, 1 thị trấn, là huyện mới thành lập nên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư. Hệ thống điện, đường, trường, trạm còn tạm bợ... Khi ấy, chỉ có khát vọng vươn lên của con người trên vùng đất này là lớn lao, mạnh mẽ.

Đồng chí Bùi Thị Thanh, nguyên Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện, sau này là Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chia sẻ: Ngày ấy khó khăn đủ mọi bề. Về kinh tế, quy mô sản xuất manh mún, hiệu quả thấp, chủ yếu canh tác cây lúa truyền thống nên nông dân làm lụng vất vả cũng chỉ đủ ăn. Sau chuyển đổi sang trồng cây mía đường nhưng cũng bấp bênh. Chỉ đến khi huyện ban hành các nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Lúc đó, KT-XH mới có sự chuyển biến, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của người dân vùng đất Mường Thàng…

Đồng chí Bùi Văn Liện, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đông Phong (nay là xã Hợp Phong) nhớ lại: Nghị quyết lãnh đạo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Huyện ủy Cao Phong khi ấy có thể ví như một luồng sinh khí mới thổi vào đời sống người dân. Từ chỗ chủ yếu sản xuất nông nghiệp thâm canh cây lúa, cây ngô, người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng mía tím, mía trắng và sau này cây ăn quả. Với cây lúa, cây ngô, cuộc sống của đại bộ phận người dân chỉ tạm đủ ăn thì cây mía, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên mức khá. Đặc biệt, vùng đất này thực sự khởi sắc khi phát triển các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt…, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trên cùng diện tích trồng trọt cao gấp hàng chục, thậm chí cả trăm lần so với trồng ngô, lúa. Nhiều hộ ở vùng đất Mường Thàng đã làm giàu nhờ lựa chọn đúng loại cây trồng phù hợp.

Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, cùng với đó, cơ sở hạ tầng KT-XH cũng không ngừng được nâng cao. Sau gần 20 năm thành lập, kế thừa sức sống mãnh liệt của mảnh đất Mường Thàng - 1 trong 4 vùng Mường lớn nhất của tỉnh "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động" - huyện Cao Phong đã phát triển những giá trị tốt đẹp trên mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử, có chiều sâu của nền văn hóa dân tộc.

Đồng chí Phạm Văn Long, nguyên là Chủ tịch UBND huyện nên ông hiểu rõ từng cột mốc phát triển của địa phương. Theo ông, Cao Phong ngày nay đã đổi thay so với 20 năm trước. Quá trình xây dựng và phát triển của huyện (2002 - 2022) gắn với những chuyển biến của tỉnh, của đất nước. Những thành quả tốt đẹp trong quá trình phát triển đã minh chứng khát vọng to lớn của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong huyện. Cùng với nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng đất Mường Thàng nổi tiếng, huyện luôn phát huy truyền thống cách mạng gắn với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Trên hành trình đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Cao Phong đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu quan trọng, qua đó, chứng minh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ đã chuyển hóa thành chất lượng cuộc sống mà mỗi người dân đang được thụ hưởng hàng ngày.

Đến nay, huyện Cao Phong đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 16,67 tiêu chí/xã. Đáng ghi nhận là các xã đều tạo được những kết quả tích cực trong lĩnh vực giảm nghèo và an sinh xã hội, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 3%/năm. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 7,8% (bằng 89,6% nghị quyết HĐND huyện). Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp đạt 39,5%; CN - TTCN - xây dựng đạt 30,9%; du lịch, dịch vụ đạt 29,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,5 triệu đồng (đạt 100% nghị quyết HĐND huyện); thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 48 tỷ đồng (đạt 131,5% nghị quyết HĐND huyện).

Không còn là huyện nghèo phải đối mặt với vô vàn gian khó như thời điểm mới thành lập, Cao Phong ngày nay là miền quê xinh đẹp, trù phú, nơi an cư, quần tụ của 3 dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, trong đó, người Mường chiếm trên 72% dân số. Đến với Cao Phong hôm nay, hẳn bất cứ ai cũng cảm nhận được sức sống căng tràn của những vườn cam bạt ngàn trải khắp huyện. Cây cam đã trở thành biểu tượng cho khát vọng phát triển của vùng đất Cao Phong, nhắc đến Cao Phong không thể không nhắc đến sản vật đặc trưng nhất của nơi này. Bên cạnh những đồi cam ngập nắng, vùng đất Cao Phong còn có những ruộng mía lao xao, những con đường trải nhựa, được cứng hóa bằng bê tông rợp bóng mát của cây cối và màu xanh mướt mắt của các loại cây trồng... Đó là hình ảnh quen thuộc của vùng đất Cao Phong ngọt lành.

Đồng chí Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy Cao Phong khẳng định: Chặng đường 20 năm qua đã cho thấy quyết tâm chính trị cao và nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để vượt qua thách thức của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong. Hệ thống chính trị cùng các tầng lớp Nhân dân đã đoàn kết một lòng, năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vượt qua mọi thách thức để triển khai toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Sau 20 năm, huyện đã có những bước tiến quan trọng, tạo chuyển biến đồng bộ trong các lĩnh vực, khẳng định khát vọng vươn lên mạnh mẽ của vùng đất Mường Thàng. Sự phát triển hiện nay tạo động lực quan trọng để toàn huyện ra sức thi đua lao động sản xuất, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới.

 


Cam Cao Phong - sản vật nổi tiếng đã thắp sáng khát vọng vươn lên của người dân vùng đất Mường Thàng.



Trên hành trình phát triển 20 năm qua, huyện Cao Phong luôn chú trọng công tác giáo dục, tập trung chăm lo cho các thế hệ trẻ và học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Thu Trang

Các tin khác


Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Báo Hòa Bình tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích

Ngày 24/5, Báo Hoà Bình tổ chức tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục