(HBĐT) - Với đặc thù của tỉnh đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm đa số. Do vậy, việc phối hợp với các ban, ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như chính sách đối với vùng dân tộc và việc nắm bắt địa bàn luôn được Ban Dân tộc tỉnh chú trọng.


Ban Dân tộc và Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025.

Đánh giá về chương trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc cho biết: Giai đoạn 2017 - 2021, thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã được triển khai nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngành, địa phương; kịp thời tham mưu cấp ủy lãnh đạo thực hiện và sơ, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân tộc. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách ở vùng DTTS và miền núi, nâng cao đời sống người dân.

Song song với công tác tuyên truyền, vận động, các đơn vị đã tích cực trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình vùng dân tộc; đề xuất, kiến nghị những vần đề cần tập trung giải quyết được dư luận và người dân quan tâm. Đồng thời, thường xuyên phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, mặt trận, dân vận, cán bộ cơ sở, người có uy tín (NCUT) về nâng cao năng lực vai trò chủ đầu tư, năng lực giám sát cộng đồng, kỹ năng vận động, tuyên truyền. Theo đó, những năm qua, Ban Dân tộc đã phối hợp mở 23 lớp đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp UBND các huyện chỉ đạo, tổ chức trên 260 lớp tập huấn cho cộng đồng và cán bộ các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn với gần 13.170 lượt người tham gia; tổ chức 30 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS, vùng sâu, vùng xa.

Việc phối hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò NCUT trong đồng bào dân tộc được chú trọng. NCUT được cấp Báo Hòa Bình, Báo Dân tộc phát triển và hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần. Từ đó, họ đã có nhiều đóng góp thiết thực trong xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông Sùng A Sa, NCUT xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) là một ví dụ điển hình. Nguyên là cán bộ chủ chốt của xã, khi về nghỉ chế độ, ông được cấp ủy, chính quyền và bà con tín nhiệm bầu là NCUT. Ở cương vị mới, ông luôn chú trọng nắm bắt thông tin thời sự, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để vận động bà con thực hiện. Ông cũng thường xuyên bám địa bàn nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Với hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và uy tín của bản thân, ông đã vận động, thuyết phục bà con dân tộc Mông trên địa bàn có ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT; tích cực tham gia xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế; xây dựng hương ước, quy ước nhằm giữ gìn nếp sống văn minh, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, từng bước bài trừ hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang... 

Thực tế cho thấy, hoạt động phối hợp giữa Ban Dân tộc với Ban Dân vận Tỉnh ủy và với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh cũng được tập trung vào việc giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chương trình phát triển KT-XH; các chính sách giảm nghèo, công tác dân tộc và các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐBDTTS và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp về QLNN, thực hiện chính sách dân tộc hiệu quả, phù hợp với địa phương. Theo đánh giá của Ban Dân tộc, thông qua công tác phối hợp đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của bà con. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng gắn bó, đoàn kết trong xây dựng cuộc sống mới.

Nhằm tiếp tục đồng hành, sâu sát nắm tình hình vùng ĐBDTTS để kịp thời phản ánh, phản biện và tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có những quyết sách, định hướng tạo sự phát triển đồng bộ, bền vững trong vùng dân tộc. Cuối tháng 1 vừa qua, Ban Dân tộc đã ký kết chương trình phối hợp công tác với Ban Dân vận Tỉnh ủy và với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi. Hoạt động này sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân nói chung và ĐBDTTS trong tỉnh nói riêng.


Thu Hiền

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục