(HBĐT) - Trong tháng 4, một buổi sinh hoạt đặc biệt đã được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) tổ chức, địa điểm tại ngã ba Chỉ, thuộc địa phận xóm Chỉ Bái - nơi có dấu ấn lịch sử, cũng là minh chứng sinh động cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định khi xưa, gợi nhớ một thời sục sôi "Vì miền Nam ruột thịt” trên đất Hòa Bình.


Hiện nay, cây đa và cây gạo tượng trưng cho nghĩa tình son sắt Hòa Bình - Gia Định được UBND xã Hùng Sơn (Kim Bôi) bảo tồn và giới thiệu đến người dân về ý nghĩa của một giai đoạn lịch sử đặc biệt.

Bí thư Đoàn xã Bùi Thanh Huyền mở đầu bài nói chuyện: Bóng đa rợp mát bình yên và cây gạo vươn cao mạnh mẽ đã tồn tại gần 60 năm qua tại ngã ba Chỉ dođồng chí Hồ Thị Bi, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh và đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình trồng. Hơn nửa thế kỷ đã qua, "cây đa Gia Định”, "cây gạo Hòa Bình” vẫn luôn xanh tốt như muốn khẳng định sự bền vững đời đời của mối ân tình Hòa Bình - Gia Định.

Ngược thời gian về những năm tháng cả nước tham gia đánh giặc. Để cụ thể hóa phong trào "vì miền Nam ruột thịt”, có một phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh, thành miền Bắc với các tỉnh, thành miền Nam đậm nghĩa tình. Trong phong trào này, Nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã có những hành động hết sức thiết thực vì Gia Định, vì miền Nam. Năm 1969, hàng trăm thanh niên từ các bản làng đất Mường lên đường tòng quân, tham gia Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III (phiên hiệu 494), với tâm trí hướng về miền Nam.

Vì miền Nam nói chung, vì Gia Định anh em nói riêng, phong trào xung phong đi bộ đội, viết đơn tình nguyện tham gia chiến đấu đã được Nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng. Với tinh thần "tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Hòa Bình đã thực hiện tốt khẩu hiệu "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”. Mỗi đợt tuyển quân có hàng vạn lá đơn của thanh niên tình nguyện đi đánh Mỹ. Theo thống kê từ năm 1965 - 1968, toàn tỉnh có 7 gia đình có 4 con, hơn 50 gia đình có 3 con, 450 gia đình có 2 con đi chiến đấu. Ngoài ra, còn có hàng chục gia đình cả hai vợ chồng, hai bố con trong quân ngũ. Trong 4 năm, toàn tỉnh đã động viên hơn 1 vạn thanh niên bổ sung vào quân đội, đi chiến đấu, bằng 34% nam công dân ở lứa tuổi 18 - 35 tuổi của tỉnh.

Ở nơi hậu phương, Nhân dân Hoà Bình ra sức thi đua lao động, sản xuất với khẩu hiệu "Hòa Bình đổ giọt mồ hôi, để cho Gia Định bớt rơi máu đào”, "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định anh em”. Khắp nơi trong tỉnh xuất hiện những hành động vì miền Nam, vì Gia Định, như: Vụ mùa Hòa Bình - Gia Định, xưởng cưa Hoóc Môn. Nhiều đập nước, vườn cây, trường học, tủ sách, nhà máy, đường sá đều mang tên Hòa Bình - Gia Định. Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi thắng lợi trong đấu tranh của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam đã cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Sau ngày đất nước thống nhất, những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Bắc học tập, sinh sống ở Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân 2 tỉnh.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, quan hệ kết nghĩa giữa Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân 2 tỉnh, thành phố luôn được kế thừa. Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH.

Đồng chí Bùi Thế Vượng, Bí thư Đảng ủy xã Hùng Sơn cho biết: Cùng với năm tháng thời gian, mặc dù mảnh đất này đã có nhiều thay đổi nhưng người dân nơi đây vẫn chung tay chăm sóc, giữ gìn sự xanh tươi của "cây đa Gia Định” và "cây gạo Hòa Bình”. Đây không chỉ là dấu ấn của một thời lịch sử đã qua, mà còn là niềm tự hào truyền lửa cho nhiều thế hệ con em Mường Động. Trong điều kiện còn khó khăn về nguồn lực, năm 2014, chính quyền, Nhân dân địa phương đã đóng góp để tu bổ khu vực này tương xứng với vai trò, ý nghĩa đặc biệt của nó. Cùng với việc xây bồn cây và làm bia ghi danh, Nhân dân Hùng Sơn đã tích cực vận động, triển khai các hoạt động ý nghĩa để tuyên truyền, lan tỏa giá trị địa danh lịch sử - minh chứng sinh động cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định.



Minh Vũ


Các tin khác


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Ngày 1/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản đến chào xã giao nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.

Sáng mãi truyền thống “Gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu”

(HBĐT) - "Gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu” - cụm từ được nhiều thế hệ người dân Mai Châu mãi nhắc đến như niềm tự hào về những chàng trai anh dũng, kiên cường, những cô gái trung hậu, đảm đang của quê hương trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trường kỳ.

Về thăm huyện Yên Thủy anh hùng

(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ lên Hoà Bình - Tây Bắc và xuống đồng bằng Liên khu 3, huyện Yên Thuỷ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, núi rừng Yên Thuỷ đã trở thành công sự thiên nhiên vững chắc, che chắn, bảo vệ cho hàng vạn cán bộ, bộ đội, dân công. Những ngày tháng 4 lịch sử này, chúng tôi về thăm Yên Thủy. Ngồi dưới chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, qua câu chuyện của các cụ cao niên, tinh thần chống Mỹ sục sôi như dần sống dậy đầy nhiệt huyết.

Ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, công nhân lao động

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và 136 năm Quốc tế lao động 1/5, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, công nhân lao động về công lao to lớn của thế hệ cha anh đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước và sự nỗ lực, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh trên các lĩnh vực để xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày một phát triển.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Thượng cờ thống nhất non sông

Đúng 7 giờ sáng 30/4, tại Kỳ đài ở cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ thống nhất non sông, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, 47 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ thượng cờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục