(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp thăm vùng đất cổ Mường Bi - Tân Lạc. Hòa vào cảnh sắc thiên nhiên để cảm nhận không gian đất trời bao la. Cuộc sống người dân nơi đây đổi thay từng ngày. Từ vùng đất khó khăn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện Tân Lạc đã định hình được hướng phát triển rõ nét của từng vùng trên địa bàn.
Đường giao thông xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc) được đầu tư, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Giờ đây, con đường từ trung tâm xã Phong Phú lên các xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông, Vân Sơn đã êm thuận, đi lại dễ dàng. Đây đó sắc đào tô điểm trong màu xanh của núi rừng. Vân Sơn được coi là "nóc nhà” Mường Bi còn lưu giữ bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, không khí trong lành, nơi có nhiều cụ sống trường thọ. Các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông nằm ở độ cao từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển, rừng tự nhiên có nhiều loại động, thực vật, tỷ lệ che phủ rừng cao nên thời tiết mát mẻ về mùa hè, mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Vân Sơn Hà Văn Huê cho biết: Mấy năm nay, đồng bào đã khai thác lợi thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trồng các loại rau ôn đới như su su, bắp cải, khoai tây, phát triển du lịch để cải thiện cuộc sống. Cuối năm vừa rồi, bà con các xã vùng cao đón nhận nhiều niềm vui, hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư, sản xuất phát triển. Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thông qua nghị quyết, đề án phát triển du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Bà con rất phấn khởi sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống.
Năm vừa qua, huyện Tân Lạc đã cụ thể hoá các nghị quyết của T.Ư, của tỉnh, ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện toàn diện nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, phát huy vai trò hạt nhân chính trị cơ sở, thực hiện các mục tiêu KT-XH. Đặc biệt là các nghị quyết, chỉ thị về phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án… Huyện đã quy hoạch vùng sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới như vùng rau, củ, quả tại các xã vùng cao; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; bưởi tại các xã dọc đường 12B; phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại ở thị trấn Mãn Đức, xã Phong Phú… Năm 2022, huyện tạo được chuyển biến ở nhiều lĩnh vực công tác. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp có tiến bộ rõ rệt. Dự kiến có 14/16 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện đề ra. Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 2.548 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35,5 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 28,3%. Đảng bộ huyện và trên 90% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, hệ thống chính trị và các đoàn thể được quan tâm. ANCT - TTATXH ổn định.
Những ngày cuối năm, nông dân huyện Tân Lạc nức lòng bởi thông tin bưởi đỏ Tân Lạc được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội xây dựng vùng sản xuất hàng hoá gắn kết với thị trường tiêu thụ. Đến nay, huyện Tân Lạc có 240 ha bưởi đỏ được chứng nhận VietGAP, hữu cơ. Với việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ là cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện vươn xa. Huyện đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển khi Tỉnh uỷ phê duyệt Nghị quyết về phát triển du lịch các xã vùng cao. Là 1 trong 4 Mường nổi tiếng của tỉnh, có lễ hội Khai hạ được công nhận di sản văn hóa quốc gia; mo Mường đang được đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Đây là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch.
Xã Suối Hoa nằm trong vùng lõi quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình, có tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa. Vịnh Ngòi Hoa rộng hàng nghìn ha quanh năm êm đềm, bốn mùa nước trong xanh, có nhiều đảo đá, đất xen lẫn rừng cây đang được các nhà đầu tư nghiên cứu triển khai các dự án du lịch sinh thái gắn với bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện cũng tích cực chỉ đạo GPMB các dự án đầu tư vào khu vực hồ Hòa Bình, đã thành lập tổ công tác GPMB các công trình, dự án trên địa bàn xã Suối Hoa, tăng cường phối hợp các chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình GPMB các dự án ở vùng trọng điểm du lịch của tỉnh...
Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện uỷ Tân Lạc cho biết: Huyện đang triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đề cao vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý đất đai, GPMB, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện quan tâm thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát triển văn hoá Mường Bi gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Linh Trang
(HBĐT) - Năm 2022, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo thực hiện hiệu quả phong trào "CCB gương mẫu”. Qua đó tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hội CCB thực sự là lực lượng tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.
(HBĐT) - Năm 2022, MTTQ các cấp trong tỉnh luôn đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền khơi dậy, phát huy, nâng tầm các giá trị đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc. MTTQ có nhiều dấu ấn, góp phần vào sự ổn định, phát triển của từng địa phương và toàn tỉnh, cũng như thực hiện khát vọng phát triển.
(HBĐT) - Ngày 30/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy (VPCU) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Sáng 31/12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã tiến hành phiên bế mạc.