(HBĐT) - Trong những ngày tháng tư lịch sử, khắp các con đường, tuyến phố rực rỡ cờ đỏ sao vàng tung bay. Cách đây 48 năm, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi. Với những người lính cựu từng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh thì ký ức năm xưa vẫn còn vẹn nguyên và luôn khắc ghi trong tâm trí.


Ông Lê Quốc Quang (bên phải) ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) trân trọng lưu giữ những kỷ vật 
trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

Ký ức không quên…

Trân trọng lưu giữ tấm dù của người lính đặc công, ông Lê Quốc Quang ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) xem đó là "tấm lá chắn” ngụy trang đưa ông vào lòng địch để hoàn thành nhiệm vụ. Sau bao năm chiến tranh ác liệt, những vật dụng hàng ngày của người lính trở nên vô giá giữa đời thường. Năm 1970, tạm gác lại thanh xuân và công việc, chàng trai Lê Quốc Quang với bức thư viết bằng máu mong muốn được lên đường tòng quân đánh quân xâm lược. Sau thời gian huấn luyện bộ đội đặc biệt tinh nhuệ tại Đoàn 305 đóng tại tỉnh Hà Bắc, ông Quang lên đường đi B vào cuối năm 1971.

Tại mặt trận phía Nam, ông Quang cùng đồng đội tham gia những trận đánh quyết liệt tại mặt trận Bến Cát (Bình Dương), núi Bà Đen (Tây Ninh)… Chia sẻ về những ký ức không thể nào quên, ông Quang cho biết: Ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu. Trung đoàn 429 của tôi với tổng quân số 120 người có nhiệm vụ vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến vào Sài Gòn. Đây là con sông nguy hiểm bởi độ sâu, rộng mênh mông. Có những thời điểm tưởng chừng phải bỏ cuộc vì những khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người dân bản địa, toàn bộ Trung đoàn đã được tiếp thêm sức mạnh vượt sông an toàn và mạnh mẽ tiến vào lòng địch”.

Từ mặt trận Bến Lức, tỉnh Long An tiến vào phía Tây Nam của Sài Gòn, thời điểm đó, ông Quang nhận nhiệm vụ tại Cơ quan tham mưu, Trung đoàn 429 đặc công, làm trợ lý quân lực. Xác định nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Radar Phú Lâm để cắt đứt thông tin liên lạc của địch, làm cho việc hiệp đồng giữa các mũi của chúng không thực hiện được. Qua đó đã góp công lớn vào thắng lợi mùa Xuân năm 1975. 

Tất cả vì Miền Nam ruột thịt… 

Đó chính là ý chí quyết tâm, tinh thần bất khuất của ông Đinh Như Tô ở thôn Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) và đồng đội khi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu tại mặt trận Sài Gòn – Gia Định nhưng ông Tô đã cống hiến công sức, thậm chí cả máu để đảm bảo vận tải lương thực, thực phẩm, đóng góp lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trước ngày đi B, ông Tô vinh dự là một trong những thanh niên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đây là nguồn động viên to lớn trước ngày xuất trận. Quá trình tham gia kháng chiến, ông đảm nhận các nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa nhu yếu phẩm, đạn dược cho bộ đội. Tham gia chăm sóc, tận tình cứu chữa những người đồng đội bị thương vì bom đạn. Tháng 6/1972, ông trực tiếp cầm súng chiến đấu tại tỉnh Long An và bị thương. Năm 1973, sau khi điều dưỡng và trị lành vết thương, ông Tô tiếp tục tham gia công tác tại C140, Cục chính trị Miền với nhiệm vụ trợ lý bảo vệ chính trị. Ông thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ dốc sức, đồng lòng đánh tan giặc ngoại xâm. 

Ông Tô cho biết: "Trong ký ức của người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi không thể quên được những ngày mưa, ngày nắng vượt đèo, lội suối với những bao gạo gùi trên lưng. Dẫu biết là cung đường nhiều hiểm nguy nhưng tôi và những người lính đại đội vận tải vẫn vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.  

Với những đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Tô vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Để góp phần làm nên chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1973 đến tháng 4/1975, trung bình mỗi năm có gần 3.000 thanh niên Hòa Bình vào Nam chiến đấu. Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh, từ năm 1970 - 1975 đã có 2 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 1 đơn vị du kích tập trung, 1 đội dân công hỏa tuyến của tỉnh lên đường vào chiến trường B và chiến trường C (chiến trường Lào). Hàng trăm con em của Hòa Bình đã chiến đấu dũng cảm, đạt các danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ”, "Chiến sĩ thi đua”, "Anh hùng LLVT”, 2 liệt sĩ Bùi Văn Hợp, Bùi Văn Nê… được tuyên dương Anh hùng LLVT Nhân dân. Ngoài sức người, nhân dân Hòa Bình còn "thắt lưng, buộc bụng”, tiết kiệm, là hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt đánh thắng giặc Mỹ.


Đức Anh


Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục