(HBĐT) - Cuối tháng 6, chúng tôi về thăm xóm Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Nhờ bàn tay khéo léo, chăm chỉ của những người phụ nữ Mường nơi đây, nhiều sản phẩm thủ công đẹp mắt đã ra đời. Công việc này có thể tận dụng thời gian lúc nhàn rỗi, giúp có thêm thu nhập và từng bước hình thành nghề phụ cho bà con nơi đây. Ngay trên mảnh đất Mường Vang này, bà con dân tộc Mường đã giữ gìn và phát huy được nhiều nghề phụ như dệt vải, đan lát. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cũng được hình thành và nhân rộng. Có được kết quả đó một phần phải nói đến hiệu quả của công tác dân vận khéo trong phát triển kinh tế.



Nhiều gia đình ở xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển nghề mây tre đan, góp phần tăng thu nhập. 

Tỉnh Hòa Bình, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm 74,43% dân số. KT-XH vùng DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa; thu nhập bình quân đầu người mới bằng 40 - 45% thu nhập bình quân của cả tỉnh; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Thực tế này đòi hỏi cần làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS.

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dân tộc thông qua việc triển khai các chương trình, chính sách, dự án về đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy KT-XH vùng ĐBDTTS. Từ đó ý thức, trách nhiệm của người dân vùng ĐBDTTS đối với phát triển KT-XH tạo sự chuyển biến tích cực và tăng cường sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

 Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cho biết: Hệ thống dân vận các cấp đã tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành; kịp thời nắm bắt và tham mưu cấp ủy xử lý những vấn đề bức xúc, phức tạp ở vùng ĐBDTTS trên địa bàn. Thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, coi trọng công tác xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín vùng ĐBDTTS. Đến nay, toàn tỉnh có 1.276 người có uy tín trong ĐBDTTS. Đây là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cơ quan, ban, ngành đã có các chương trình, kế hoạch phối hợp với các đơn vị LLVT tổ chức các tổ, đội công tác tăng cường về cơ sở, nhất là các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng sâu, vùng xa để bám sát địa bàn, gần gũi với nhân dân, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động ĐBDTTS thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bám sát nhiệm vụ công tác dân tộc, đặc biệt là tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các xóm, xã thuộc diện ĐBKK. Đến nay, toàn tỉnh có 73 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,58% (trong đó có 8 xã ĐBKK); có 123 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Phát triển KT - XH gắn với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kiên cố hóa công trình giao thông, hệ thống điện lưới, công trình thủy điện ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện bằng những việc làm cụ thể. Triển khai đầy đủ các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS như chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư...

Chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS và miền núi. Qua đó đã thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường và sự năng động sáng tạo của đồng bào các DTTS trong xây dựng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế phù hợp giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như: Mô hình liên kết trong sản xuất cây gai xanh để làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp dệt may tại các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu với diện tích trên 300 ha, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên cây bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu mía ăn tươi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu bưởi đỏ ở Tân Lạc, bưởi diễn ở Yên Thủy... thu nhập trên 350 triệu đồng/ha… Từ đó nâng cao nhận thức của ĐBDTTS về phát triển KTXH, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Một bộ phận người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước;  nhiều hộ đã tự lực vươn lên; tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm bình quân khoảng 3%/năm.


Dương Liễu

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục