Cán bộ xã Thạch Yên (Cao Phong) hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ thông tin trong giao dịch hành chính tại bộ phận "một cửa” của xã.
Có được kết quả này, thời gian qua, xã Thạch Yên đã nỗ lực xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”. "Là xã vùng cao, khó khăn của huyện. Trước đây, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều mặt hạn chế so với đội ngũ cán bộ các xã vùng thuận lợi. Với tinh thần không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, cán bộ, công chức xã đã có ý thức tự học, tự rèn luyện, nhờ vậy năng lực công tác được nâng lên, ứng dụng tốt công nghệ thông tin (CNTT) vào xử lý công việc chuyên môn” - đồng chí Bùi Đức Chung cho biết thêm.
Trong đó, nhiều cán bộ sử dụng thuần thục các phương tiện, thiết bị CNTT vào giải quyết TTHC, giao dịch hành chính trên các hệ thống, phần mềm điện tử như các đồng chí: Bùi Văn Hiệp - cán bộ tư pháp - hộ tịch, Bùi Tuấn Dũng - cán bộ văn phòng phụ trách công tác cải cách hành chính, Bùi Văn Linh - cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa - thông tin, Quách Thị Minh - cán bộ phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH, Bùi Văn Tỉnh - cán bộ phụ trách lĩnh vực địa chính - đất đai... Nhờ đó, từng bước thực hiện thành công mục tiêu "4 tăng”, gồm: tăng cường ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc; tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân khi đến thực hiện các giao dịch hành chính. "2 giảm”: giảm thời gian giải quyết TTHC và giảm chi phí thực hiện TTHC. "3 không”: không phiền hà, sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình giải quyết công việc và không trễ hẹn trong thực hiện các giao dịch hành chính phục vụ Nhân dân.
Trên tinh thần "vì dân phục vụ”, nhiều vụ việc được cán bộ, công chức xã giải quyết nhanh chóng như việc xác lập lại hồ sơ khuyết tật và cấp lại giấy chứng nhận khuyết tật. Nhiều hồ sơ TTHC có tính chất phức tạp trước đây theo thẩm quyền giải quyết của xã phải mất từ 3 - 5 ngày, nay giảm còn 1 ngày, có những vụ việc trả kết quả luôn trong ngày. Mới đây, UBND xã tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất sản xuất giữa hộ ông Đinh Văn Chặng ở xóm Trầm với gia đình ông Đinh Văn Dư có thửa đất liền kề. Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị của người dân, UBND xã thành lập tổ công tác xác minh thực địa và xác minh nguồn gốc sử dụng đất của các hộ. Bằng những căn cứ xác đáng, tổ hòa giải của UBND xã đã chỉ rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tranh chấp đất đai giữa 2 hộ. Từ đó hướng các hộ đồng thuận hòa giải thành, giải quyết triệt để những mâu thuẫn nảy sinh.
Ông Đinh Văn Chặng chia sẻ: Tôi rất hài lòng về tiến độ, kết quả giải quyết đơn thư nhân dân kiến nghị của UBND xã. Quá trình giải quyết, chúng tôi được tiếp cận các văn bản pháp luật có liên quan đến nguồn gốc đất cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai một cách công khai, minh bạch. Do vậy, 2 gia đình chúng tôi đồng thuận, nhất trí cao với việc hòa giải của UBND xã.
"Dù mới được triển khai thực hiện bước đầu nhưng qua thực tiễn, mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã Thạch Yên đã đem đến sự hài lòng cho người dân. Từ mô hình đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ với tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn nghiệp vụ sâu, hiệu quả công tác tốt” - đồng chí Bùi Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong đánh giá hiệu quả đạt được của mô hình.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 25/8, đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung tại huyện Tân Lạc. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT; Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh).