1. Phê duyệt Đề cương của Bộ sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020 do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam dự thảo.
2. Ban hành Quyết định về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các thành viên Ban chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện.
3. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong quá trình tổ chức thực hiện; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thường trực, cơ quan chủ trì với các ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong và ngoài tỉnh để thực hiện Đề án. Đưa nhiệm vụ thực hiện Đề án biên soạn Lịch sử tỉnh Hòa Bình vào danh mục là một trong những đề án trọng điểm cần hoàn thành trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới kỷ niệm 140 năm thành lập tỉnh (1886 - 2026).
4. Giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chủ trì và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án: "Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020” theo đúng Kế hoạch số 155-KH/TU, ngày 28/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện Đề án; lãnh đạo cơ quan chức năng hoàn thành các quy trình, thủ tục, hồ sơ để thực hiện ký kết hợp đồng triển khai Đề tài theo Quyết định số 51/2019/QĐ-UBND, ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh; bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện Đề án theo các quy định hiện hành, đồng thời vận dụng chế độ chi đặc thù trong việc thực hiện một số nội dung như: việc khai thác, sưu tầm, xác minh, dịch thuật tài liệu, thẩm định các tư liệu cổ; công tác biên soạn, chỉnh lý, thẩm định Bộ sách…
- Chỉ đạo cơ quan tư vấn thực hiện Đề tài phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp trực tiếp ở địa phương là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Sử học tỉnh; Sở VH-TT&DL huy động và tranh thủ sự tham gia giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, nghiên cứu của T.Ư, của tỉnh và các địa phương trong tỉnh có chuyên môn sâu, có thời gian nghiên cứu, am hiểu về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử tỉnh Hòa Bình nói riêng để bảo đảm triển khai công trình có chất lượng. Trong đó, cần tiếp thu tối đa thành quả công tác nghiên cứu lịch sử tỉnh Hòa Bình của các tập thể và cá nhân trong tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay.
- Chỉ đạo cơ quan tư vấn tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, biên soạn tài liệu. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nghiên cứu về lịch sử để trao đổi thông tin, tư liệu lịch sử, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu sưu tầm tài liệu lịch sử. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo quốc tế về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ những người tham gia tổ chức thực hiện Đề án và trực tiếp biên soạn Bộ sách. Tổ chức tham quan, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm với một số cơ quan chuyên môn ở T.Ư và các tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên tham gia thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, khai thác, xác minh tư liệu và biên soạn.
5. Giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các công việc của Đề án, Bộ sách bảo đảm chất lượng, đúng thời gian, tiến độ đề ra; thường xuyên tiến hành báo cáo, sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
H.Y (TH)