(HBĐT) - Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi và Hiệp định Giơnevơ được ký kết, với tầm nhìn xa, trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Ðảng đã chỉ đạo đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, làm việc nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng.
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lương Sơn thăm Khu di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn).Ảnh: H.T
Năm 1956, thực hiện chủ trương đó, 45 cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc cùng với một số đồng chí tù chính trị thuộc khám Chí Hoà do Pháp trao trả đã đến huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thành lập Tập đoàn 1 và Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, làm nhiệm vụ khai khẩn đất hoang phát triển kinh tế tại huyện Lương Sơn. Sau đó, Tập đoàn 1 sáp nhập với Tập đoàn sản xuất Chí Hòa gọi là Tập đoàn sản xuất miền Nam, sau đổi tên là Tập đoàn sản xuất Cửu Long - tiền thân của Nông trường quốc doanh Cửu Long.
Với ý chí quyết tâm trong việc học tập và làm theo Bác, Tập đoàn sản xuất Chí Hoà đã nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ra sức thi đua lao động, sản xuất và đã đạt được những thành tích xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng ba với thành tích "Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi ở Lương Sơn (Hòa Bình), đã lập nhiều thành tích sản xuất góp phần vào việc khôi phục kinh tế xây dựng Miền Bắc" chỉ sau 2 năm kể từ ngày thành lập.
Ngày 19/10/1958, trong chuyến đi thăm đồng bào các dân tộc và cán bộ tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Sư đoàn Bộ đội miền Nam tập kết đóng ở huyện Lương Sơn và Tập đoàn sản xuất Chí Hòa thuộc Liên đoàn sản xuất Cửu Long của cán bộ miền Nam tập kết. Người đã trò chuyện, thăm hỏi và ân cần căn dặn: "Các cô, các chú ra đây không phải là để nghỉ ngơi mà phải tiếp tục kháng chiến, tiếp tục chiến đấu bằng học tập, công tác, lao động, sản xuất, làm ra nhiều của cải để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và sau này về xây dựng miền Nam và căn dặn anh em cán bộ hãy giữ cây khế này để vừa làm bóng mát lại vừa có quả để ăn”.
Hình ảnh Người ân cần hỏi chuyện cán bộ, công nhân, động viên Nhân dân đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến, cùng những bức thư thăm hỏi, khen thưởng, động viên của Người đã khắc sâu trong tâm trí các thế hệ cán bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn; là tình cảm của Bác đối với đồng bào, chiến sỹ miền Nam nói chung, đối với cán bộ, công nhân Tập đoàn sản xuất Chí Hoà và Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn nói riêng.
Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu; để gìn giữ, bảo tồn di tích và lưu giữ chứng tích lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời cũng là tâm nguyện của cán bộ, chiến sỹ cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc, UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Di tích lịch sử nơi Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa là 1 trong 16 di tích được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh của huyện. UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa. Đây là công trình mang ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa và xã hội to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đại đoàn kết và ý chí vươn lên mạnh mẽ của huyện Lương Sơn nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1967-1972), hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng bị bắn phá ác liệt, Nhà in của Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng ở phố Tràng Tiền (Hà Nội) có nhiều nguy cơ bị trúng bom của máy bay Mỹ nên các lãnh đạo của báo đã tìm thêm một địa điểm để đặt máy in, phòng khi nếu cơ sở A1 không hoạt động được thì đã có cơ sở A2, không để cho báo chí tuyên truyền cách mạng bị gián đoạn. Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn là di tích lịch sử có giá trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Báo Nhân Dân và tỉnh Hòa Bình cũng như huyện Lương Sơn. Báo Nhân Dân đã đề xuất với tỉnh Hòa Bình lập hồ sơ di tích. Ngày 31/12/2019, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 2997/QĐ-UBND công nhận Cơ sở A2 - Báo Nhân Dân là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày 20/9/2020, UBND huyện Lương Sơn phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức Lễ gắn biển di tích trên vách đá tại hang Nhà báo.
Để xứng đáng với tâm nguyện, lòng mong mỏi, khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương Lương Sơn anh hùng, 65 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đã đoàn kết một lòng, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Năm 2019, huyện đạt chuẩn NTM và được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện cơ bản đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, khẳng định vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Huyện đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm như: Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (Hà Nội), đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội; đường từ quốc lộ 6 đi Khu công nghiệp Nhuận Trạch; dự án Kè, chỉnh trị sông Bùi, xây dựng 2 cây cầu qua sông Bùi... và hàng loạt dự án tổ hợp nghỉ dưỡng được khởi công, hoàn thành, đưa vào khai thác. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm phát triển. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,12%, đặc biệt có 2 xã Lâm Sơn và Nhuận Trạch không còn hộ nghèo...
Sự kiện kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà và đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cơ sở A2, Báo Nhân Dân là dịp cán bộ, Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn thể hiện niềm tự hào về những thành tựu đã đạt được làm thay đổi diện mạo quê hương. Từ đó tiếp thêm động lực góp phần thực hiện thắng lợi NQĐH toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXVI đã đề ra, phấn đấu xây dựng huyện Lương Sơn trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã vào năm 2025.
Nguyễn Đức Dũng
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn
(HBĐT) - Chiều 12/10, Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Lương Sơn tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2023) và kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Tâp đoàn sản xuất Chí Hòa (19/10/1958 - 19/10/2023) tại khu di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 939-KL/TU, ngày 11/10/2023 về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TU, ngày 14/9/2018 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Ủy ban MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị số 44).
BÙI ĐỨC HINH, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
(HBĐT) - Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác dân vận và khẳng định: Sức mạnh của cách mạng ở nơi dân. Đảng phải dựa vào dân để làm cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Muốn cách mạng thành công thì Ðảng phải vững mạnh, phải dựa vào dân, tổ chức vận động và lãnh đạo Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện những nguyện vọng, lợi ích thiết thực cho Nhân dân.
(HBĐT) - Lịch sử 93 năm xây dựng và phát triển, công tác dân vận luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Công tác dân vận trong mỗi giai đoạn có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm tập hợp, vận động, phát huy sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, đất nước và mỗi địa phương.
(HBĐT) - Trong những năm qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Thuỷ quan tâm, chú trọng với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, góp phần củng cố lòng tin, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Tối 12/10, tại Nhà hát Lớn Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX.