Sáng 1/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế "Nguồn lực cho truyền thông chính sách”. Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tạp chí Cộng sản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức.


Các đồng chí tham gia chủ trì hội thảo

Đại diện các đơn vị tham gia chủ trì hội thảo.


Cùng dự hội thảo có đại diện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA), các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo sinh viên Học viện.

Là hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tám về chủ đề truyền thông chính sách từ năm 2016 đến nay, Hội thảo năm 2023 là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc làm rõ, đánh giá thực trạng huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực hiệu quả cho công tác này.

Hội thảo hướng đến trả lời các câu hỏi: Thực trạng bố trí, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trong việc bố trí, huy động các nguồn lực cho truyền thông chính sách là gì? Có những kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay nào để huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để truyền thông chính sách hiệu quả?

Hội thảo tập trung làm rõ những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về truyền thông chính sách; kinh nghiệm và cách làm hay trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách tại các bộ, ngành và các cơ quan báo chí. Chỉ thị số 7/CT-TTg, ngày 21-3-2023, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách đã tạo ra sự chuyển động rõ nét trong nhận thức và cách tiếp cận của các bộ, ngành và cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách.

Đại diện Việt Nam và Hàn Quốc tham gia phối hợp tổ chức hội thảo

Đại diện Việt Nam và Hàn Quốc tham gia phối hợp tổ chức hội thảo.


Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Minh Tuấn - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản cho rằng, các cơ quan báo chí là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách.

Khi truyền thông chính sách tốt, các nhà báo xây dựng diễn đàn chính sách, tạo cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân. Báo chí giúp người dân tiếp nhận thông tin chính sách đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, thảo luận, phản biện chính sách đúng với tinh thần "lấy người dân làm trung tâm” trong truyền thông chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. 

Theo Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam Lee Byung Hwa, nhận thức được tầm trọng của truyền thông chính sách, truyền thông chính phủ với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, từ năm 2016 đến nay, KOICA Việt Nam đã đồng hành, hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong dự án nâng cao năng lực thực thi chính sách của chính phủ.

Chính sách tốt được truyền thông tốt sẽ được người dân tiếp nhận, ủng hộ và thực hiện, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Muốn truyền thông chính sách hiệu quả, chúng ta cần đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp, có lòng yêu nước.

Trong bối cảnh truyền thông số và bùng nổ thông tin hiện nay, PGS. TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh sự cần thiết của việc đào tạo các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp.

Theo đó, từ năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở chương trình cử nhân truyền thông chính sách nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ, ngành và cơ quan báo chí. Đây một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường truyền thông chính sách.

Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, phông kiến thức chính trị, kinh tế và xã hội, nhà báo, nhà truyền thông chính sách cần tham khảo mô hình, kinh nghiệm quốc tế.

Tham luận tại hội thảo, các đại biểu khẳng định sự quan tâm và các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác truyền thông chính sách là một nguồn lực quan trọng cho công tác này. Bên cạnh đó, các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan báo chí cần tăng cường đầu tư nguồn lực con người, tài chính, công nghệ và các nguồn lực khác để truyền thông chính sách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực thi chính sách.


Các tin khác


Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân 2 huyện Yên Thủy, Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 31/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với Nhân dân trên địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Kim Bôi. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các ban, sở, ngành. Điểm cầu 2 huyện có lãnh đạo UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và đại biểu Nhân dân trên địa bàn.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 25 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu

(HBĐT) - Ngày 30/10/2023, tại Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 25 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu gồm: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND tỉnh. 

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Khối lượng công việc Quốc hội dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn!

(HBĐT) - Chia sẻ bên lề phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đại biểu Đặng Bích Ngọc đánh giá cao sự vào cuộc quyết tâm, chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thời gian qua. Nhờ vậy, các chương trình từng bước được gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ trong bối cảnh nhiều nơi còn vướng mắc, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc còn hạn chế nhất định…

Huyện Đà Bắc: Khi Bí thư cấp ủy không phải người địa phương

(HBĐT) - Chủ trương luân chuyển, bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương đã được triển khai tại huyện Đà Bắc. Đến nay, người đứng đầu cấp ủy 9/17 xã, thị trấn của huyện không phải người địa phương. Qua thực tiễn công tác, cán bộ luân chuyển đã phát huy năng lực, tâm huyết, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10, ngày 28/10, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng hội đàm với Thượng tướng Hà Vệ Đông, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Quốc hội tiếp tục thảo luận về một số dự thảo luật, điều chỉnh nội dung nghị quyết

(HBĐT) - Ngày 27/10, buổi sáng, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (AN-TT) ở cơ sở. Sau đó, QH thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục