Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhiều ý kiến cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao việc ban hành quy định này và cho rằng đây là bước tiến mới trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8 Khóa XIII. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thân Minh Quế, Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh Bắc Giang đánh giá, Quy định 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành thể hiện sự sáng suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng của Trung ương, Bộ Chính trị, sự quyết tâm rất cao trong việc tuyên chiến với tham nhũng, tiêu cực ở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Quy định này giúp tổ chức, cá nhân công tác trong các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tự soi, tự sửa, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, tránh mắc phải khuyết điểm, vi phạm; tạo cơ sở, điều kiện để cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng cũng như cán bộ, đảng viên, người dân tham gia kiểm soát quyền lực trong hoạt động tố tụng, thi hành án. Bởi thực tế đây là lĩnh vực rất quan trọng.
Nếu lĩnh vực này thực hiện tốt góp phần triển khai đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kỷ luật, kỷ cương được tăng cường. Nếu thực hiện không tốt sẽ làm cho đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước không đi vào cuộc sống, không phát huy được mặt tích cực, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ, cơ quan, tổ chức dẫn đến giảm sút, thậm chí mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
"Với Quy định này việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực, rõ nét trong thời gian tới”, ông Thân Minh Quế nhấn mạnh.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thân Minh Quế cho biết, trước đây Đảng và Nhà nước đã có một số văn bản đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể. Quy định 132-QĐ/TW đã quy định rất cụ thể, rõ ràng, nêu rõ nội dung, nguyên tắc, phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án. Đặc biệt đã chỉ rõ 28 biểu hiện hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án, đây chính là cơ sở để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhân dân nhận diện, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong lĩnh vực này.
Trong Quy định 132-QĐ/TW nêu rất rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thân Minh Quế, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ án lớn được đưa ra truy tố, xét xử công khai, minh bạch, không có vùng cấm, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã khó, công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án càng khó hơn vì liên quan đến những tổ chức, cá nhân ở chính cơ quan thực thi pháp luật, thông tin về lĩnh vực này rất nhạy cảm, chuyên ngành, ít được công khai.
Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thân Minh Quế đề xuất, cần đẩy mạnh việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tinh thần của Quy định 132.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định… để cụ thể hóa Quy định của Bộ Chính trị, nhất là những tiêu chí chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, cụ thể hóa hơn khung hình phạt hoặc hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm; đồng thời chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cùng với đó là phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân và toàn xã hội trong việc kiểm soát quyền lực, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở lĩnh vực này.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, đảng viên, cán bộ hưu trí tại Tổ dân phố Nam Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nhân dân cả nước rất quan tâm. Việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án rất quan trọng, vì đây là lĩnh vực được coi là cầm "cán cân công lý”, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tố tụng, thi hành án. Quy định số 132-QĐ/TW như một "tấm gương” giúp cơ quan chức năng, cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng và thi hành án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Quy định 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị gồm 4 chương, 14 điều đã nêu rõ, chi tiết, đầy đủ và phù hợp thực tế công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đặc biệt ở điều 6, chương II chỉ rõ, chi tiết 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án.
Ông tâm huyết với nội dung: Đối với lãnh đạo cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị "Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin thôi giữ chức vụ, từ chức, xin nghỉ công tác trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Nội dung này vừa khuyến khích cán bộ lãnh đạo có sai phạm nghỉ việc, vừa thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị, cần mạnh tay và xử lý nghiêm vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã bị phát hiện, nhất là vụ việc gây bức xúc lớn trong nhân dân. Cùng với nâng cao nhận thức về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án đến từng cán bộ, đảng viên, nhất là người làm công tác này; các cấp chính quyền cần minh bạch hóa, công khai các vụ việc để nhân dân tham gia vào quá trình giám sát, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ.
Theo Baotintuc.vn
Sáng 8/11, khu dân cư (KDC) Củ, xã Tú Sơn (Kim Bôi) tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Tới dự có đồng chí Quách Thế Ngọc, Uỷ viên BTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, một số sở, ban, ngành và huyện Kim Bôi.
Ngày 8/11, khu dân cư (KDC) Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự và chung vui có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Đà Bắc.
Chiều 7/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp đoàn Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt thành phố Kobe, tỉnh Hyogo (Nhật Bản), do Chủ tịch Murano Seiichi dẫn đầu đang thăm Việt Nam từ ngày 7 - 9/11.
Chiều tối 7/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Sáng 7/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII ứng cử tại thành phố Hòa Bình đã tiếp xúc với đại diện 150 cử tri của 9 phường, xã trước Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023.
Sáng 7/11, khu dân cư (KDC) số 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Tới dự và chung vui có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Uỷ viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh...