Việc điều chỉnh thời gian nhằm tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi thông qua.

Sáng nay (22/11), với 453/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ chưa biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).


Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tại đây, Quốc hội thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6

Trước đó, trình bày tờ trình về việc điều chỉnh chương trình kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến vào sáng 29/11, theo chương trình của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 3/11/2023 và ý kiến của các cơ quan ngày 16/11 tại phiên họp giữa hai Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến thống nhất nhiều nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Tuy nhiên, dự thảo luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án tối ưu. Việc hoàn thiện toàn diện dự thảo luật cần thêm thời gian để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật, có tính chất đặc biệt quan trọng tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.

"Vì vậy, sau khi thống nhất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo luật đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua", Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình.


Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Trước đó, sáng 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, báo cáo số 678/BC-UBTVQH đề nghị tập trung thảo luận đối với 4 nội dung có 1 phương án và 22 nội dung có 2 phương án.

Về phương án chính sách thể hiện tại dự thảo luật, có 6/26 nội dung đã thu gọn còn 1 phương án; 14/26 nội dung còn có 2 phương án; 1/26 nội dung cần có thông tin làm rõ; 5/26 nội dung Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo cấp có thẩm quyền.

Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 3/11/2023, các quy định tại dự thảo luật đã được tiếp tục hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, ý kiến đại biểu Quốc hội về nhiều nội dung chính sách lớn có nhiều ý kiến hoặc cách thiết kế chính sách khác nhau còn chưa tập trung, khó xác định xu hướng, chưa thống nhất về nhiều vấn đề phức tạp. Một số chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu.

Tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường cho thấy, có 5/22 ý kiến đề nghị thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 6. Trong khi đó, 6/22 ý kiến nhận định rõ tính chất cần thiết sớm thông qua dự thảo luật nhưng phải bảo đảm chất lượng.

Còn lại 11/22 ý kiến đề nghị rà soát kỹ lưỡng, dành thêm thời gian tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật một cách thấu đáo nhất, cân nhắc cẩn trọng việc thông qua dự án luật khi còn quá nhiều ý kiến khác trong trong dự thảo luật.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, với vai trò hết sức quan trọng của Luật Đất đai, chất lượng của dự án Luật là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu, tránh trường hợp Luật sau khi ban hành nếu có bất cập sẽ gây nhiều tác động và hệ lụy đối với các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội xem xét, chưa thông qua dự thảo luật tại kỳ họp 6 (dự kiến vào ngày 29/11/2023).

Theo VTV.VN

Các tin khác


Giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia 

Sáng 21/11, tại UBND tỉnh, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố.

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1429/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Phương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Giải quyết “tận gốc” các kiến nghị của cử tri

Sáng 20/11, thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại những "lời hứa” của các bộ, ngành; đặc biệt những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện phải bám sát, theo đến cùng. Đồng thời, thường xuyên tổ chức rà soát lại những kết quả trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành để đôn đốc, theo dõi thực hiện.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 16-CT/UBND, ngày 16/11/2023 về việc chấn chỉnh hoạt động công vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kết thúc rất tốt đẹp các hoạt động tại APEC 2023 và các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ

Từ ngày 14/11 đến ngày 18/11, nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.

Huyện Lạc Thủy nâng cao chất lượng công tác điều tra dư luận xã hội

Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư khóa XI về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội (Kết luận số 100-KL/TW) trên địa bàn huyện Lạc Thủy, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội (DLXH), xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, nhất là của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục