Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định Tết trồng cây góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo vệ cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bác chỉ rõ: "Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều... Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…”.


Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024.

Khắc ghi lời dạy của Người, mỗi khi Xuân về, khắp mọi miền đất nước lại sôi nổi phong trào trồng cây, gây rừng. Và Tết trồng cây đã trở thành nét đẹp, truyền thống của dân tộc Việt Nam, được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Qua đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái.

Đối với tỉnh Hoà Bình có diện tích đồi núi lớn, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ và tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy việc trồng cây, trồng rừng càng có ý nghĩa quan trọng, cấp bách. Thực hiện lời dạy của Bác "Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, suốt nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, khu dân cư và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, thiết thực góp phần phát triển KT-XH, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo UBND tỉnh, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các địa phương trong tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, triển khai quyết liệt các giải pháp. Kết quả toàn tỉnh đã trồng được trên 8 nghìn ha rừng tập trung, 942 nghìn cây phân tán; xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 400 tỷ đồng; độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5% đều đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng đạt trên 21 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính quan trọng và bền vững hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần vào đảm bảo an ninh rừng tại địa phương.

Kết quả đạt được là rất quan trọng, song UBND tỉnh cũng đánh giá, lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm; chính sách đầu tư trong lâm nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng cho phát triển sản xuất lâm nghiệp yếu kém, thiếu đồng bộ; tỷ lệ rừng trồng gỗ lớn và diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thấp, chưa hình thành được vùng sản xuất gỗ lớn tập trung. Đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng tuy được cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có...

Đối với phong trào Tết trồng cây, thực tế cũng cho thấy ở đâu đó còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Có nơi việc phát động Tết trồng cây được tổ chức rầm rộ, song công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng lại chưa tốt, dẫn đến cây chậm phát triển, thậm chí cây chết hay bị phá hoại.

Một mùa Xuân mới đã về mang theo niềm tin, hy vọng và Tết trồng cây lại tới để ươm trồng những mầm xanh mới. Nhằm chuẩn bị tổ chức tốt phong trào Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn và tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, thiết thực và hiệu quả, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng  cây, gây rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái... 

Xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với triển khai Kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái nâng cao giá trị đa dụng của rừng. Việc tổ chức triển khai phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp…

Đặc biệt, việc tổ chức phát động "Tết trồng cây” cần thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Ngoài trồng rừng tập trung, tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu văn hóa - lịch sử, hành lang giao thông...

Theo đó, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng 5.550 ha rừng tập trung, trồng cây phân    tán 906.200 cây các loại; tổ chức chăm sóc tốt cây trồng các năm và quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có…

Bình Giang


Các tin khác


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024

Sáng 15/2 (tức ngày 6/1 âm lịch), tại xã Kim Phú, Thành phố Tuyên Quang, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác Trung ương đã dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Tuyên Quang phối hợp tổ chức.

Đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn

Cùng với cả nước, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, an toàn. Thời tiết những ngày đầu năm mới ấm áp khiến lòng người thêm hân hoan, hoà cùng nhịp sống mùa Xuân rộn rã.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thi công Dự án Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 12/2 (mùng 3 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình triển khai, thi công Dự án Nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu đến mảnh đất hội nhập

Những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024, khắp mảnh đất Điện Biên hòa chung không khí rộn ràng, liên tục đón tin vui là những dấu ấn mới trên chặng đường phát triển. Từ vùng đất từng chịu bao bom cày đạn xới, đến nay, nơi đây đã vươn mình đổi mới. Điện Biên được biết đến không chỉ bởi chiến thắng "lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà còn bởi những thành tựu trong phát triển và hội nhập.

Lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh phụ trách xã: Để gần dân và trọng dân

Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông, lãnh đạo Công an tỉnh đã đến thăm, chúc Tết đồng bào 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Người Mông nơi đây đón Tết cổ truyền sớm hơn 1 tháng so với Tết Nguyên đán của cả nước và kéo dài 1 tháng. Đây chính là những xã mà lãnh đạo Công an tỉnh được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy phân công phụ trách địa bàn theo Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022.Việc lãnh đạo Công an tỉnh trực tiếp phụ trách địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự góp phần quan trọng trong chuyển hóa địa bàn, thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng bào 2 xã yên vui, phấn khởi phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đến bản Mông hôm nay, hoa ngũ sắc đã rực rỡ bên bờ rào đá các homestay, đào phai khoe sắc đón xuân về.

Yên Thủy - những mùa trái ngọt

Những ngày đầu năm 2024 chúng tôi trở lại thăm Yên Thủy, cảm nhận sự thay đổi trong diện mạo nông thôn nơi đây với sắc màu tươi mới, lạc quan khắp các vùng quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục