Tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến giao thông chiến lược, sở hữu những lợi thế về tài nguyên, cảnh quan, môi trường, huyện Lương Sơn được xác định là hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện đang thực hiện các khâu đột phá, tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong tương lai theo Quy hoạch tỉnh.
Huyện Lương Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kè sông Bùi, xã Tân Vinh.
Huyện Lương Sơn đã ban hành nghị quyết, chương trình hành động, chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, trật tự xây dựng trên địa bàn; thành lập Phòng Quản lý đô thị vào tháng 10/2021, có nhiệm vụ tham mưu cho huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về đô thị, xây dựng; tập trung thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh.
Huyện tập trung triển khai công tác quy hoạch và phát triển đô thị, tạo nguồn thu ngân sách để có nguồn lực xây dựng thị xã. Xác định công tác quy hoạch là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, huyện đã rà soát, đánh giá thực trạng tiêu chuẩn thị xã và tiêu chí đô thị loại IV trên toàn huyện; đề ra các định hướng để khắc phục tiêu chí còn thiếu, chưa đạt điểm của đô thị Lương Sơn, đặc biệt là công tác đầu tư hạ tầng. Trên cơ sở đó đưa ra các danh mục dự án cần ưu tiên đầu tư, chú trọng đến kết cấu hạ tầng đô thị.
Thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; rà soát, điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 997/QĐ-UBND, ngày 15/5/2023; lập mới 6 quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 các xã: Lâm Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Trạch, Hòa Sơn và thị trấn Lương Sơn làm cơ sở nâng cấp thành phường; lập mới 5 quy hoạch chung xây dựng các xã: Cao Sơn, Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao, Thanh Sơn làm cơ sở xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và định hướng phát triển đến năm 2035. Các đồ án quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện thu hút đầu tư, quản lý hoạt động xây dựng và phát triển đô thị, tạo ra nguồn lực cho huyện xây dựng thị xã.
Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Lương Sơn cho biết: Bám sát định hướng quy hoạch tỉnh, huyện đã đề nghị tích hợp quy hoạch tỉnh, định hướng không gian đô thị Lương Sơn đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại III, trong đó có 8 đơn vị hành chính cấp phường và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.
Huyện tính toán quy hoạch xử lý chất thải rắn, dự kiến xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn sẽ được di dời ra khỏi khu vực đô thị. UBND huyện đã đề xuất đưa vào quy hoạch tỉnh khu xử lý chất thải rắn tại xã Cao Sơn 30ha. Mục tiêu, quan điểm quy hoạch đô thị Lương Sơn là đô thị công nghiệp, dịch vụ với nền tảng hạ tầng để phát triển đô thị sinh thái, thông minh, xanh, các dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái kết nối đồng bộ với các đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội. Lấy sông Bùi, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 5 (đoạn qua địa bàn huyện Lương Sơn) làm trục không gian trung tâm để phát triển. Huyện đã xây dựng các đồ án quy hoạch phân khu 6 đơn vị hành chính vùng tâm huyện, mỗi phân khu xác định tính chất, định hướng không gian phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Thông qua đó làm cơ sở quản lý, huy động các nguồn lực đầu tư.
Năm 2024, huyện tập trung ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách, các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, hạ tầng đô thị; khuyến khích, ưu tiên các nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị; tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng các khu đất có lợi thế về thương mại để có kinh phí đầu tư hạ tầng đô thị, dự kiến nguồn thu của huyện năm 2024 khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Lập quy hoạch chung đô thị Lương Sơn và quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thị trấn Lương Sơn để có cơ sở nâng cấp thành phường. Tập trung công tác giải phóng mặt bằng các dự án nhà ở, dự án đấu giá quyền sử dụng đất do tỉnh và huyện làm chủ đầu tư đảm bảo tiến độ. Thực hiện công tác quản lý hạ tầng đô thị, xử lý vi phạm làm hư hại công trình hạ tầng. Phát triển KT-XH theo hướng đô thị, phát huy tối đa lợi thế của địa phương về thương mại, dịch vụ, các dự án nhà ở.
Lê Chung
Thực hiện Kế hoạch phát triển đảng viên của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ năm 2024, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Thủy đã quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả từ việc rà soát, tạo nguồn quần chúng ưu tú, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ chức cơ sở đảng, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ cơ sở trong công tác phát triển đảng viên đến thực hiện các bước quy trình thủ tục kết nạp đảng viên nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024).
Sáng 4/3, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026; bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026, miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Những năm gần đây, công tác cải cách tư pháp (CCTP) luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thuỷ chú trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.
Mùa Xuân mới mang không khí rạo rực, tươi vui trên quê hương Tân Lạc. Những tuyến đường, ngôi nhà cao tầng, công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện... Thành tựu có được là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ huyện, sự đoàn kết, đồng lòng của chính quyền và nhân dân triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Thời gian qua, công tác truyền thông cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, triển khai thường xuyên. Việc truyền thông CCHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện CCHC của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai CCHC; nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước; giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tính đến ngày 31/12/2023, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 732 tổ chức cơ sở Đảng (258 đảng bộ cơ sở, 474 chi bộ cơ sở; 8 đảng bộ bộ phận; 2.940 chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng ủy cơ sở; tổng số 70.045 đảng viên. Năm 2023, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 1.856 đảng viên, đạt 89,15% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.