Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.


Dải băng tang được buộc vào Quốc kỳ. (Ảnh: TTXVN)

Quy định việc tổ chức Lễ Quốc tang được thực hiện theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP, ngày 17/12/2012, của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang

Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, gồm:

1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Thông báo về Lễ Quốc tang

Điều 6 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định thông báo về Lễ Quốc tang như sau:

Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Điều 7 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang như sau:

1. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 đến 20 thành viên đại diện cho các bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian, nghi thức để tang

Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về thời gian, nghi thức để tang như sau:

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

Điều 11 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng như sau:

1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh).

2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Lễ viếng

Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ viếng như sau:

1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 2 chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

2. Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

3. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

4. Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc "Hồn tử sĩ”.

Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài

Điều 15 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài như sau:

1. Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

2. Trang trí lễ đài:

a) Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng "Vô cùng thương tiếc đồng chí...”;

b) Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 2 vòng hoa cố định;

c) Bàn ghi sổ tang.

Lễ truy điệu

Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ truy điệu như sau:

1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu

a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

c) Các đoàn đại biểu bộ, ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

3. Chương trình Lễ truy điệu

a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

b) Quân nhạc cử Quốc ca;

c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc "Hồn tử sĩ”;

đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

4. Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

Lễ đưa tang

Điều 17 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ đưa tang như sau:

1. Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

2. Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 1 sĩ quan mang ảnh, 1 sĩ quan mang gối Huân chương và 1 sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 1 sĩ quan và 12 chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

Theo Nhandan.vn

Các tin khác


Những hình ảnh tiêu biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hòa Bình

14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có 3 lần về thăm, làm việc, động viên cán bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Mỗi địa phương, đơn vị, doanh nghiệp được đồng chí Tổng Bí thư về thăm; mỗi hộ gia đình, người thương binh được đồng chí Tổng Bí thư ân cần động viên, tặng quà vẫn còn mãi nhớ, mãi khắc sâu tình cảm của nhà lãnh đạo kính mến.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân và bạn bè quốc tế

Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế luôn dành tình cảm trân trọng, yêu mến đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức trao Huân chương Sao vàng tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận những công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.

Gặp mặt Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Thi hành án dân sự

Chiều 18/7, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2024). Dự và tặng hoa chúc mừng có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh; lãnh đạo các ngành khối Nội chính; lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh qua các thời kỳ cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức đơn vị.

Hội thảo khoa học 70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Sáng 19/7/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục