Bùi Đức Hinh 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, bám sát định hướng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, MTTQ các cấp trong tỉnh đã quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố và tăng cường, tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.


Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thực hiện động thổ xây nhà cho hộ nghèo tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tháng 4/2024. Ảnh: P.V

MTTQ các cấp trong tỉnh tập trung hướng hoạt động về cơ sở, thực hiện 5 chương trình hành động đã đề ra trong nhiệm kỳ; có 10/11 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XV, trong đó có chỉ tiêu vượt gần 400%. Qua đó, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của MTTQ trong hệ thống chính trị; được cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Nổi bật, MTTQ đã chủ trì, phối hợp các cấp, ngành, tổ chức thành viên đa dạng các hình thức tập hợp Nhân dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Trọng tâm là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và các hoạt động an sinh xã hội. Trong nhiệm kỳ đã vận động Nhân dân hiến trên 564.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, các công trình công cộng. Quỹ vì người nghèo các cấp đã vận động ủng hộ được trên 99,6 tỷ đồng...

Điểm nhấn trong nhiệm kỳ qua là MTTQ các cấp trong tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát huy sức mạnh Nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Ủy ban MTTQ tỉnh đã ra Lời kêu gọi và phát động ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19; tiếp nhận gần 45 tỷ đồng tiền mặt, cùng trang thiết bị trị giá trên 37,7 tỷ đồng và kịp thời phân bổ, sử dụng trong công tác phòng chống dịch đảm bảo công khai, minh bạch; huy động sức người, sức của hỗ trợ các tỉnh phía Nam trên 476 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm và 3,2 tỷ đồng cho 10 tỉnh, thành phố khác; cử 69 cán bộ, chiến sĩ tăng cường hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở các tỉnh phía Nam. Những việc làm ý nghĩa, kịp thời, nhân văn đó đã khẳng định sức mạnh của Nhân dân dưới sự tập hợp, vận động của MTTQ, để lại những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp trong lòng dân.

MTTQ các cấp trong tỉnh đã tham gia tích cực cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, vận động cử tri toàn tỉnh đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ 99,04%; bầu đủ số lượng, đúng cơ cấu, thành phần. Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. MTTQ các cấp trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội, tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án tác động sâu rộng đến đời sống của các tầng lớp Nhân dân. Tập trung giám sát các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, những vấn đề người dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm.

Bên cạnh những kết quả, công tác Mặt trận trong tỉnh còn một số hạn chế: Việc triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động có nơi, có việc hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết nguồn lực trong Nhân dân. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát và tiếp thu, phản hồi sau phản biện xã hội có nơi chưa được chú trọng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ một số địa phương chậm đổi mới.

Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí khát vọng vươn lên với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng và phát triển tỉnh "đến năm 2025 kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước”. Với sứ mệnh, vai trò và trách nhiệm xã hội to lớn của mình, MTTQ và các tổ chức thành viên phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, tích cực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước và thực hiện thành công mục tiêu cao cả đó. MTTQ các cấp cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

(1)- Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc"; Chương trình hành động số 26-CTr/TU, ngày 08/4/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW. MTTQ tỉnh cần tiếp tục khẳng định và tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm trong tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội; khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển tỉnh Hòa Bình ngày càng phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

(2)- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực chất các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh, hướng tới nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Trong đó, quan tâm triển khai thực hiện tốt 2 nội dung mới: Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 và chương trình xây dựng khu dân cư "Tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”. Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội để mỗi người dân đều được thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Tập trung thực hiện chương trình hành động liên quan đến triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

(3)- Tiếp tục phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ. Tăng cường hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Tăng cường nắm tình hình Nhân dân, thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, không để phát sinh điểm nóng.

(4)- Thực hiện hiệu quả các quy chế, chương trình phối hợp công tác với HĐND, UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án "Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của MTTQ Việt Nam”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thích ứng với xã hội số để tuyên truyền, vận động theo hướng sâu sát với dân, hướng về cơ sở, thiết thực.

(5)- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy MTTQ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo "tiêu biểu, đại diện, thiết thực”. Xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ có đủ năng lực, phẩm chất, sáng tạo, tâm huyết, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.


Các tin khác


Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ''Biển người'' tiếc thương vô hạn Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của đất nước

Trước giờ phút truy điệu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, đường Lê Thánh Tông, Tràng Tiền... người dân đứng rất đông chờ xe đưa linh cữu Tổng Bí thư đi qua để tiễn bác thêm lần nữa.

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục