Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, từ sáng sớm 2/9, đông đảo người dân thành phố Hòa Bình và các địa phương trong, ngoài tỉnh đã đến Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình thủy điện Hòa Bình, thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ công lao to lớn của Người – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Người dân thành kính dâng hương Tượng đài Bác Hồ sáng 2/9.
Đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thuỷ điện Hoà Bình dịp Quốc khánh 2/9/2024.
Trong dòng người đó, có những người 70, 80 tuổi vẫn phấn khởi bước lên 79 bậc để đến với Tượng đài Bác Hồ kính yêu. Với họ, đây là niềm tự hào và là việc làm ý nghĩa nhất trong ngày Quốc khánh.
Theo bác Nguyễn Mạnh Kiều, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh số 1 phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình chia sẻ, ngày 2/9 năm nào bác cũng cùng cả gia đình lên dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thuỷ điện Hoà Bình. Qua đó, thế hệ con cháu luôn nhớ ơn công lao to lớn của Bác đối với đất nước và dân tộc ta.
Dịp Quốc khánh năm nay, rất nhiều người từ các tỉnh, thành phố đã dành những ngày nghỉ lễ về thăm thuỷ điện Hoà Bình và dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ.
Ngày Quốc khánh năm nay chị Trần Kim Anh, có địa chỉ tại Mê Linh (Hà Nội) được lên dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ và tham quan Thuỷ điện Hoà Bình. Theo chị Kim Anh, Thuỷ điện Hoà Bình thật hùng vĩ, nơi đây có không khí trong lành bên cạnh dòng sông Đà thơ mộng. Chị mong có nhiều cơ hội được đưa cả gia đình lên Hoà Bình tham quan Nhà máy thuỷ điện và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác.
Theo dòng lịch sử của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, nhân dân ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân ngày 19/8/1945. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam đã là một nước tự do, độc lập. Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9; 55 năm ngày Bác Hồ đi xa và là năm thứ 4 cả nước thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đất nước ta tiếp tục dành được nhiều thành quả to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Dịp này cũng có nhiều người lần đầu tiên đến với Hoà Bình đã xúc động khi được chiêm ngưỡng công trình thế kỷ của đất nước. Nơi dòng sông Đà góp phần mang ánh điện toả sáng muôn nơi.
Sinh thời, trong một lần đến thăm tỉnh Hoà Bình, khi đi qua sông Đà hung dữ, Bác Hồ chỉ tay xuống dòng sông và nói: "Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”.
Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi dòng chảy sông Đà, công trình Thủy điện Hòa Bình được thiết kế xây dựng đa mục tiêu: chống lũ, phát điện, tưới tiêu và cải thiện giao thông thủy. Ngày 06/11/1979, công trình Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng. Sau hơn 15 năm thi công, ngày 20/12/1994, Công trình đã được khánh thành.
Sau khi hoàn thành, thể theo nguyện vọng và đề nghị của các đơn vị thi công xây dựng; được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, năm 1996, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình Thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại đồi Ông Tượng, thành phố Hòa Bình và khánh thành ngày 20/01/1997. Tượng Bác cao 18m. Khối chân đế tượng như núi đá, được khắc bài thơ nổi tiếng của Người: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên".
Hồng Trung
Sinh ra và lớn lên khi đất nước đã thống nhất, tuổi trẻ Hòa Bình luôn thể hiện niềm tự hào, phát huy truyền thống quê hương anh hùng. Từ đó tiếp nối truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước, không ngại gian khó, xung kích, tình nguyện, cống hiến sức trẻ, chung tay vì cộng đồng với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, trên quê hương Đà Bắc đã ghi dấu ấn đậm nét với không ít "địa chỉ đỏ”. Ngày nay, phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, chính quyền và nhân dân ở các chiến khu cách mạng ngày nào đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc.
LTS: Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Báo Hòa Bình ghi nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thể hiện sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quyết tâm học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh.
Ngày 30/8, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2024).
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân. Với dấu ấn đặc biệt và vẻ vang đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, mở ra một trang sử mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã 4 lần về thăm tỉnh Hòa Bình. Người gửi hàng chục bức thư, bức điện, thiệp chúc mừng cùng những lời căn dặn, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thi đua lao động sản xuất, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến, xây dựng quê hương phát triển.