Ngày 14/1, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Dân vận Trung ương; Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến thẳng thắn, tập trung làm rõ trách nhiệm, những ưu điểm, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm của các cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với những kết quả đạt được, những chuyển biến mới và những hạn chế trong xây dựng tổ chức và hiệu quả hoạt động của Hội cựu chiến binh ở địa phương; Việc cụ thể hoá Nghị quyết số 09-NQ/TW của các bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp bằng các quy định của pháp luật và các chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh; Công tác chăm lo và tạo điều kiện cho Hội cựu chiến binh và cựu chiến binh phát huy truyền thống "bộ đội Cụ Hồ" vào các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Những kết quả và kinh nghiệm về sự phối hợp, liên kết hoạt động giữa các đoàn thể chính trị - xã hội với Hội cựu chiến binh.
Đồng chí Trương Tấn Sang cũng đề nghị các đại biểu đi sâu đánh giá những chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, những kết quả đạt được trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra; làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc và nguyên nhân; những đề xuất, kiến nghị cho phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới để đạt kết quả cao hơn, toàn diện hơn.
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị do đồng chí Hà Thị Khiết trình bày cho biết: Qua 7 năm thực hiện, Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, đã phát huy được tác dụng to lớn, thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội. Các cấp ủy Đảng đã chú trọng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện tốt hơn công tác cựu chiến binh, chăm lo xây dựng hội cựu chiến binh. Pháp lệnh Cựu chiến binh được ban hành tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hội cựu chiến binh, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của các CCB được quan tâm nâng cao và các chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh và hội cựu chiến binh được thực hiện tốt. Sự phối hợp của chính quyền, MMTQ, các đoàn thể với hội cựu chiến binh ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn, phát huy được tiềm năng to lớn của CCB trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội CCB không ngừng phát triển cả về tổ chức và hội viên, hoạt động có hiệu quả. Từ khi có Nghị quyết 09 đến nay đã phát triển thêm gần 3.300 cơ sở hội, gần 743.000 hội viên, đưa tổng số tổ chức cơ sở hội lên gần 16.500 cơ sở và hơn 2,4 triệu hội viên, thu hút 85% CCB vào hội. Đến nay, tổ chức hội đã phát triển rộng khắp cả nước, không còn xã, phường không có tổ chức hội, cơ bản các thôn, ấp, bản đã có chi hội, phân hội. Trong những năm qua, Hội CCB đã tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong cựu chiến binh; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương; đấu tranh chống các quan điểm sai trái với đường lối quan điểm của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chống tham nhũng tiêu cực, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; vận động, tập hợp, phát huy vai trò tích cực của cựu quân nhân ở cơ sở, thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân...Vai trò, vị thế của Hội cựu chiến binh trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và đề cao. Đến nay, về cơ bản không còn hội viên CCB có hoàn cảnh đói kém, tốc độ giảm nghèo nhanh (từ 32% nay giảm còn 6%). Một số tỉnh, thành phố cơ bản xoá được nghèo; mức sống của CCB được nâng lên, đã có nhiều hộ khá và giàu. Kết quả phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đã làm cho hội viên gắn bó với tổ chức hội và trở thành động lực để các cấp hội hoàn thành các nhiệm vụ chính quyền giao cho hội.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, đa số ý kiến thảo luận cơ bản tán thành Báo cáo tổng kết. Nhiều ý kiến sâu sắc, kinh nghiệm hay, cách làm tốt được bổ sung cho Báo cáo tổng kết và dự thảo kết luận của Ban Bí thư. Các đại biểu đồng tình với đánh giá trong báo cáo về những kết quả đã đạt được kể từ khi thực hiện Nghị quyết 09. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết cũng còn một số khuyết điểm, yếu kém, cần sớm khắc phục: Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quán triệt sâu sắc, chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm của Đảng về cựu chiến binh, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Nghị quyết thường xuyên, nên kết quả còn hạn chế. Sự phối hợp của một số cơ quan chức năng trong hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh chưa chặt chẽ, đồng bộ, có mặt chưa phù hợp thực tiễn; một số nơi triển khai chậm, chưa thực hiện đầy đủ các chính sách đối với cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh theo quy định của Pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ. Hội Cựu chiến binh một số nơi chưa tích cực, chủ động trong việc tham mưu với cấp uỷ đảng, phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể; chậm đổi mới phương thức hoạt động; còn một số ít cựu chiến binh thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ vững và phát huy được phẩm chất "bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình mới. Tất cả những khuyết điểm, yếu kém đó đã làm hạn chế việc phát huy vai trò Hội Cựu chiến binh và đội ngũ cựu chiến binh ở các cấp, các ngành và cơ sở.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao những ý kiến thảo luận của các đại biểu tại Hội nghị đã góp phần làm rõ hơn những kết qủa cũng như những hạn chế, tồn đọng tại các cấp uỷ khi thực hiện Nghị quyết 09. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết, đồng chí yêu cầu các tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và tổ chức hội cựu chiến binh các cấp cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt những chủ trương, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết, trong đó cần làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1- Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác cựu chiến binh; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết đã đề ra để không ngừng phát huy vai trò cựu chiến binh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lực lượng đã được rèn luyện qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược, có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
2- Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ tiếp tục cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về cựu chiến binh thành các quy định pháp luật; phối hợp nghiên cứu, đề xuất bổ sung, điều chỉnh, ban hành chính sách mới và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cựu chiến binh, hội cựu chiến binh thực sự đi vào cuộc sống.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần đảm bảo các điều kiện hoạt động như kinh phí, nơi làm việc, biên chế và các cơ chế, chính sách khác để hội cựu chiến binh các cấp phát huy tốt bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau cải thiện đời sống; góp phần giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam, đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương do cấp uỷ giao cho.
3- Hội Cựu chiến binh các cấp chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động phối hợp, liên kết, liên tịch; nội dung phối hợp phù hợp với chức năng nhiệm vụ của hội; xác định rõ trách nhiệm, cơ quan chủ trì; định kỳ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện.
4- Kết hợp chặt chẽ việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", động viên cựu chiến binh nỗ lực rèn luyện, phấn đấu giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong điều kiện mới. Bằng uy tín xã hội và sự gương mẫu của mình, mỗi cựu chiến binh cần thực sự là những tấm gương tiêu biểu, nòng cốt trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các phong trào tại cơ sở; tích cực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ và nhân dân.
5- Chăm lo xây dựng Hội Cựu chiến binh trong sạch vững mạnh; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, lấy cơ sở hội, chi hội là địa bàn hoạt động, nhất là các tổ chức cơ sở hội cựu chiến binh ở vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn và các tổ chức hội cựu chiến binh ở khối cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp đang còn lúng túng trong tổ chức và hoạt động.
Những kiến nghị, đề xuất hợp lý tại Hội nghị này sẽ được cụ thể hoá tại Kết luận của Ban Bí thư để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị, ngay sau Hội nghị này, căn cứ vào Nghị quyết 09-NQ/TW và Kết luận sẽ được Ban Bí thư ban hành tới đây, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, các ngành và tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn mới./.
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT) - Để đảm bảo tinh thần công bằng, dân chủ, nhằm giảm thiểu những thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 16-QĐ/UBND về việc xây dựng quy chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
(HBĐT) - Là xóm thuần nông, với tổng số 130 hộ, 625 nhân khẩu, những năm qua, Chi bộ xóm Giếng, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn đã phát huy tích cực vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Chiều 13-1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Lý Hiển Long kể từ sau chuyến đi tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 17 và thăm cấp Nhà nước Xin-ga-po hồi giữa tháng 11 năm ngoái; nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long là mốc quan trọng góp phần nâng quan hệ hai nước lên một bước mới, thể hiện sự tin cậy và mong muốn thắt chặt quan hệ hợp tác.
Sáng nay (13/1), Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tới dự Lễ khởi công Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ Việt Nam – Singapore (VSIP) Hải Phòng. Dự án này khi hoàn thành sẽ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm và là động lực phát triển của thành phố Hải Phòng nói riêng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói chung.
Trong các ngày 12 và 13-1, Ðoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu tình hình thực tế, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Ðại hội XI của Ðảng.
(HBT) Ngày 13/1 UBND tỉnh đã họp triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị