Mô hình rau ngót trồng xen cây chè của gia đình ông Đoàn Văn Sở ở xã Trung Sơn- Lương Sơn cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng
(HBĐT) - Trước những biến động của thị trường, tránh rủi ro khi làm kinh tế, nhiều người đã chọn cách đầu tư “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, đầu tư vào nhiều loại cây, con để phát triển kinh tế. Họ rất thành công trong cách đầu tư này.
Vừa qua, trong hội nghị của biểu dương hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ 2 năm 2009 do Hội nông dân tỉnh tổ chức, tôi đã gặp anh Đinh Văn Bựng ở xóm Lòn xã Bình Thanh huyện Cao Phong. Anh tuy không phải là người mạnh dạn tìm tòi hướng đi mới, nhưng anh biết phát huy tiềm năng của đất đai để phát triển mô hình sản xuất kinh tế tổng hợp phù hợp khả năng của mình và địa phương. Hiện anh có 5 ha trồng rừng, 3 ha trồng luồng, 1 ha hồ nuôi cá và 1 ao rộng 1.000m2 chuẩn bị nuôi lươn. Anh cho biết: Tất cả diện tích của gia đình, tôi đã chọn cách trồng 2 loại cây và nuôi 3 loại cá. Nếu mất mùa, mất giá loại này thì có loại khác “gánh” cho và nguồn thu nhập của gia đình luôn ổn định. Với 3 ha luồng anh thường xuyên bán cho người chẻ tăm mành. Đây là nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình. Mỗi năm anh được vài chục triệu đồng. Còn 5 ha rừng keo sau chu kỳ 4-5 năm ( bán gỗ làm giấy) cho thu nhập khoảng 35 triệu đồng/ha. Diện tích này anh trồng thành nhiều lứa nên năm nào cũng có keo bán và keo trồng mới. Trên diện tích 1 ha hồ đấu thầu anh thả 3-4 loại cá. Đối với cá mè thì giá thấp nhưng khỏe mạnh và lớn nhanh. Còn cá trôi, trắm, cá chim tuy cho giá cao nhưng thường bị bệnh. Do vậy, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 100 đồng và kinh tế gia đình luôn ở mức “an toàn”.
Cũng như gia đình anh Bựng, ông Tạ Đình Đào ở khu 5A thị trấn Cao Phong sau 30 năm kinh nghiệm làm kinh tế cũng chọn phương châm “Bỏ trứng vào nhiều giỏ”. Cũng như bao người công nhân khác ở nông trường Cao Phong năm 1994 ông Đào nhận đất khoán làm kinh tế. Sau vài năm trồng cây ngắn ngày để lấy “sức" trồng cam thì ông Đào quyết định đầu tư vào cây cam Xã Đoài. Năm 2000, vụ quả bói đầu tiên cho thu hoạch 13 tấn cam. Những năm tiếp theo, ông Đào nhận thêm đất trồng cam và trồng nhiều loại cam, quýt có chất lượng cao. Hiện tại, vườn cam của ông rộng 5 ha, trong đó chủ yếu là cam canh, quýt ôn châu, cam lòng vàng, cam Valenxia và bưởi Diễn. Những giống này đầu tư lớn, khó chăm sóc nhưng giá thành hơn hẳn các loại khác. Như cam Xã Đoài hiện giá ở Cao Phong trung bình giá bán bán buôn khoảng 7.000 đồng/kg. Nhưng riêng với các loại cam quýt ông trồng giá từ 10.000-23.000 đồng/kg. Mỗi năm vườn của ông cho thu nhập từ 700 triệu đến gần 1 tỷ đồng. Năm 2007, ông đã xây được căn nhà trị giá gần 3 tỷ đồng. Ông cho biết: Năm nay cam, quýt được mùa quả và được mùa giá. Tuy chưa bán hết nhưng ước thu được khoảng gần 900 triệu đồng. Nhiều năm có giống cam mất mùa ra ít quả hoặc mất giá thì có giống khác “đỡ” cho nên kinh tế gia đình không bị suy sụp và tiếp tục đầu tư cho năm sau.
Ở xóm Tân Sơn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn nhiều người biết đến anh Đoàn Văn Sở đi lên từ cây rau ngót. Hiện nay, diện tích canh tác nhà anh có trên 1ha bao gồm chè, rau ngót và ngô. Anh trồng rau ngót trên diện tích 7.000 m2 xen với cây chè. Cách đây 4 năm, ngay từ khi trồng chè anh trông xen thêm cây rau ngót. Cây rau ngót ở đây hợp thổ nhưỡng và cho thu nhập cao. Mỗi năm, vườn rau đã cho gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng. Tuy rau ngót cho thu nhập cao như vậy nhưng giá thành không ổn định. Vào đầu vụ, giá thành có thể lên tới 30 nghìn đồng/kg nhưng đến giữa vụ giá chỉ còn 3 nghìn đồng. Anh cho biết: Tôi xác định cây chè là cây trồng lâu dài vì giá thu mua luôn ổn định. Cây rau ngót tuy cho thu nhập cao nhưng chu kỳ cây ngắn. Năm tới tôi định trồng thêm cây cau và một giống cây khác ít tốn diện tích vào vườn chè vừa làm mát cây chè và tăng thêm thu nhập.
Việt Lâm
Ðể bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần - 2010, ngày 16-1, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 133/CÐ-TTg. Công điện nêu rõ:
Trong hai ngày 15 và 16-1, Ðoàn đại biểu QH nước ta do đồng chí Nguyễn Văn Son, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại, Trưởng ban Tổ chức Ðại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Ðông - Nam Á lần thứ 31 (AIPA - 31) làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc tại Philippines, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ của QH nước đảm nhiệm chức Chủ tịch Ðại hội đồng AIPA-31.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Ðể làm nên thắng lợi cuối cùng, sự lãnh đạo của Ðảng là nhân tố quyết định.
(HBĐT) - Năm 2009, các Trung tâm BDCT cấp huyện, thành phố trong tỉnh đã mở được 348 lớp bồi dưỡng, đào tạo cho 23.087 lượt cán bộ, đảng viên. Trong đó, mở 35 lớp đảng viên mới, 57 lớp đối tượng Đảng và 10 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 6.396 học viên.
Ngày 15-1, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Ngày 15/1, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đến thăm và kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động tại Bộ Xây dựng.