Ngoài phố, dòng người đi sắm Tết hối hả như chạy đua với thời gian... còn trong các bệnh viện, nhiều bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng phải đón Xuân tại chỗ với tất cả tâm tư về bệnh tật, nỗi nhớ không khí đón Tết đầm ấm bên gia đình...

Mượn chiếc khăn từ chị hộ lý, chị Nguyễn Thị Khéo lau vội khoảnh hành lang Bệnh viện Chợ Rẫy làm chỗ nghỉ. Kê chiếc túi đựng vài đồ dùng cá nhân mà chị cho là “gia tài” quý nhất của gia đình, để ngay trên đầu chỗ nằm phòng kẻ gian lấy mất. Tỉ mỉ, chị giăng bốn góc mùng tránh muỗi. Suốt 6 năm qua, nơi này là chỗ đón Tết, cũng là “nhà” của gia đình chị.


Suốt 6 năm qua, hành lang Bệnh viện Chợ Rẫy là chỗ đón Xuân của gia đình chị Nguyễn Thị Khéo, mẹ của bệnh nhân Nguyễn Văn Tin

Đón Xuân ở hành lang


Con trai chị Khéo là Nguyễn Văn Tin bị suy thận mãn, đến nay lại thêm bệnh động kinh, tim và đái tháo đường. Gia đình chị đã bán hết nhà cửa, ruộng vườn ở quê nhưng vẫn không chữa được bệnh cho con.

Buồn bã đưa ánh mắt về phía khoảnh sân lóa nắng, chị Khéo tâm sự: “Ngày Tết, ở dãy hành lang này chỉ còn một vài người là bệnh nhân nặng và thân nhân”.

Nói là tết chứ chị cũng không mua sắm gì. Dành dụm được đồng nào lo chạy thuốc cho con hết. Sáng 30, bệnh viện cho một gói bánh nhỏ làm quà và đó cũng là những gì mà chị chuẩn bị đón Tết.
 


Chị Khéo cho biết Tết buồn lắm. Đêm mùng 1 Tết năm 2003 ở bệnh viện ngoài chị ra còn có thêm 2 bệnh nhân nữa. Năm 2006 thì chỉ có một mình gia đình chị và một vài bác sĩ trực ca.

Mấy năm gần đây hình như ai cũng về nhà mình hoặc nhà bà con ở gần, đến ngày chạy thuốc mới vào. Rồi chị hỏi: “Đêm 30, sáng mùng 1 Tết ở đường hoa Nguyễn Huệ, Lê Lợi... chắc vui lắm chú nhỉ? Chị nghe kể thế”.


Tại phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện 175, bệnh nhân Vũ Minh Hồng, quê Can Lộc, Hà Tĩnh, đã có “thâm niên” 13 năm đón Tết tại bệnh viện. Bố mẹ đều đã mất nên suốt 13 năm qua anh chọn bệnh viện là nhà. Cứ vào đêm giao thừa anh lại trải chiếu nằm ở hành lang nhìn ra đường phố xem thiên hạ đón Xuân.

Cạnh chỗ anh Hồng, bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọt, 68 tuổi, cũng đón Tết ở bệnh viện này đã 6 năm. Quà Tết bà có được là vài suất cơm bệnh viện cho. “Tôi cũng không muốn về nhà bởi khi bác sĩ cho về là bệnh mình... hết thuốc chữa” – bà Ngọt  ái ngại.

Đêm mùng 1 Tết, các bệnh nhân trong phòng điều trị đặc biệt của Bệnh viện 175 lại dìu nhau ra hành lang, hướng mắt về phía trung tâm TP để xem bắn pháo hoa và động viên nhau vượt qua bệnh tật.


Bà Nguyễn Thị Ngọt lau nước mắt nhớ về cái Tết ở quê, vì bệnh tật nhiều năm qua bà phải đón Xuân trong bệnh viện


Thèm khát Tết quê


“Nhớ mà thèm, hồi đó sắm mãi mới được chiếc xe đạp, sáng 30 ông xã chở hai mẹ con chị đi một vòng, mua sắm Tết. Chị sắm cho Tin chiếc áo mới, mua vài cây mía, một ít trái cây về thắp hương cho ông bà. Tết ở quê mình vui thật” - chị Khéo vừa lấy lọ thuốc xoa bóp cho Tin vừa kể.

Bệnh nhân Đỗ Huy Vịnh, điều trị tại Khoa Ngoại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, đang trò chuyện với một vài bệnh nhân cùng giường bệnh về những năm trước đón Tết cùng gia đình người thân, la cà cùng bạn bè.

Kỷ niệm về Tết quê khơi dậy những hồi ức ấm áp trong từng bệnh nhân. Ai cũng xúm lại kể cho nhau nghe những cái Tết ở quê mình. Nửa chừng, một người nói gắt: “Thôi đừng kể nữa, tôi nhớ quê quá trời nè”. Mọi người nhìn nhau bùi ngùi, ai cũng muốn giấu đi nỗi buồn mà nước mắt cứ chực trào.


Ngồi trên giường bệnh, anh Nguyễn Văn Cường thẫn thờ: Tám năm dài điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu, anh chưa một lần về quê đón Tết cùng gia đình. Suốt 7 năm qua ao ước một lần được về quê đón Tết luôn là nỗi thèm khát của anh. Lúc trước anh nhớ gia đình quá định trốn về.

Nhưng nghĩ lại, anh sợ trở lên không kịp để chạy thuốc, giữa đường có mệnh hệ gì thì khổ. “Tôi muốn được về thắp nén hương cho ông bà nhân ngày Tết, gặp lại bà con láng giềng vì biết mình không còn cầm cự được bao lâu nữa, nhưng...” - anh Cường bỏ lửng câu nói.


Đưa bàn tay nhăn nheo lên đếm từng ngón một, chị Khéo giật mình: “Ôi, mấy ngày nữa là Tết rồi à. Nhớ trước đây khi Tin chưa bệnh, đêm 30 cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa, nấu bánh chưng, chờ đón giao thừa”. Rồi chị dừng lại: “Mà riết rồi cũng quen chú à. Ở đâu trên đất nước mình cũng là quê, là Tết cả. Chỉ có điều ở đây không ai hương khói cho ông bà...”.

 

Tặng quà Tết cho bệnh nhân


Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu, cho biết: Đã thành lệ, năm nay ban giám đốc bệnh viện sẽ tặng 200 phần quà cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải ở lại bệnh viện điều trị hoặc do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không thể về quê đón Tết.


Tại một số bệnh viện khác như Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Nhi Đồng 1, 2, những bệnh nhân ở lại đón Tết ở bệnh viện cũng sẽ được ban giám đốc quan tâm, tặng quà để mọi người đều được đón Xuân.

 

                                                                             Theo NLĐ

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục