Thung Rếch được mùa mía

Thung Rếch được mùa mía

(HBĐT) - Mùa xuân, Thung Rếch có một sức hút kỳ lạ. Sức hút ấy hiển hiện ngay trong từng vách núi, thửa ruộng bậc thang, từ một không gian sương mù bẳng lảng đến nụ cười hồn nhiên của các thiếu nữ miền sơn cước. Tết này, người dân vùng Thung Rếch ăn tết đầm ấm, hạnh phúc hơn. Những đứa trẻ người Dao, người Mường, Tày, Thái náo nức trong những bộ quần áo mới ngày xuân.

Sống quần tụ và bình yên trong lòng Thung Rếch là cộng đồng bốn dân tộc anh em: Dao, Tày, Mường, Thái với 331 hộ, hơn 1600 nhân khẩu. Mỗi dân tộc đều gìn giữ được những nét văn hoá đặc sắc, thể hiện rõ nhất trong dịp Tết đến xuân về. Những cánh đồng mía, ngô trải dài màu xanh bất tận khi xuân về bỗng như ấm lên bởi được điểm tô bởi màu hồng ấm cúng của hoa đào, trắng tinh khiết của hoa mận và vàng tươi của hoa cải.

 

Trong những khu nhà của đồng bào Dao, nét đặc trưng rõ nhất là khoảng sân trước nhà đều có một cây đào cổ thụ. Hương xuân làm cho những cánh hoa mỏng manh nở tung rực rỡ, không gian như ấm lên bởi sắc hoa đào. Ông Bàn Văn Quí, 51 tuổi, thôn Kim Bắc 1 vui vẻ trò chuyện: “Nhà mình trước đây ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa, Đà Bắc, khi nhà nước làm công trình thuỷ điện Hoà Bình, nhà mình chuyển về định cư ở Thung Rếch. Ngày mới về, nơi đây là vùng rừng núi hoang vu, thiếu thốn trăm bề, mọi người phải cạo trọc đầu vì không có xà phòng và nước để tắm gội. Cuộc sống cực lắm”. “Ngày ấy tưởng không sống nổi ấy chứ, cả nhà có 5 khẩu mà chỉ được hỗ trợ cứu đói 30 kg gạo/tháng. Tết năm đầu chuyển xuống, cả nhà chỉ có 1 con lợn 7 kg để ăn thôi.” - Bác Bàn Thị Khuê, vợ bác Quí vừa nhai trầu vừa tiếp lời. Với diện tích đất được chia mỗi hộ 1 ha, đầu tiên nhà mình đầu tư trồng lúa, sắn nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn thôi. Từ khi trồng mía và ngô, nhà mình mới khá giả. Nay cuộc sống khác rồi. Năm nay nhà mình thịt hẳn con lợn 70kg vì con cháu đông rồi. Vui lắm”. Theo tục người Dao mình, tết đến phải làm bánh ống và con gà để cúng tổ tiên đêm giao thừa. Sáng mùng 1 tết cho mấy đồng bạc xoè vào một cái chậu con rồi đun nước sôi đổ vào để cả nhà cùng rửa mặt cầu mong cho năm mới may mắn, sáng sủa. Một năm, người Dao mình ăn rất nhiều cái Tết, nhưng to nhất và vui nhất là Tết Nhảy và Tết Nguyên đán. Tết Nhảy còn gọi là “Chàm đàng”, là cái tết tẩy oan, cầu may, cầu phúc, vì thế dân làng từ trẻ đến già ai ai cũng nhảy hết mình để cầu mong một năm mới an lành như ý. Tết Nhảy của người Dao thường bắt đầu từ tháng 12 Âm lịch, tức là sớm hơn Tết Nguyên đán tròn 1 tháng. Vào dịp này, các hộ trong thôn sẽ luân phiên được chọn làm nhà cái để tổ chức Tết Nhảy. Tại nhà cái, cả thôn sẽ cùng nhau nhảy múa suốt ba ngày ba đêm. Điều đặc biệt là, nét văn hoá độc đáo này không chỉ bó hẹp trong nội bộ dân tộc Dao mà còn mở rộng cửa đón chào sự tham gia của các dân tộc anh em khác. Chính vì vậy, ở Thung Rếch mỗi độ Tết đến xuân về, đồng bào bốn dân tộc Dao - Mường - Tày - Thái lại cùng nắm tay nhau nhảy múa trong không gian âm nhạc rộn ràng. Văn hoá là sợi dây vô hình giúp người dân Thung Rếch xích lại gần nhau, và khiến nhịp xuân nơi đây luôn thắm tình đoàn kết.

 

Trưởng bản Kim Bắc 1 Bàn Văn Thắng cho biết: Bà con dân tộc Dao tiền bản Kim Bắc 1 đón tết cũng như người Kinh ở dưới xuôi. Nhà nhà đã chuẩn bị tươm tất gạo nếp ngon, rượu ngô nấu bằng men lá rừng, gia đình có điều kiện thì mổ lợn, hộ kinh tế khó khăn thì đánh đụng, 2 - 3 nhà chung một con. Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, vui xuân nhưng đảm bảo tiết kiệm, đẩy lùi hủ tục lạc hậu…Điều trùng hợp là năm nay tết cổ truyền dân tộc Dao bản Kim Bắc 1 đúng vào những ngày Tết Nguyên đán Canh Dần, như thế cũng có nghĩa, khách quý đến chơi sẽ được chủ nhà mời thêm mấy chén rượu. Cái lý, cái tình của người Dao là vậy, chén rượu rót ra chủ nhà không ép uống, nhưng khi đã nâng lên thì uống cạn. Và đã uống thì uống liền mấy chén, gọi là tiễn năm cũ, đón năm mới, chúc cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Bản Kim Bắc 1 có 42 hộ, hơn 200 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao tiền sinh sống. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nâng lên, cả bản còn 8 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 8 trên 8 triệu đồng/năm. Niềm vui lớn nhất đến với người dân Kim Bắc 1 trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần là được mùa ngô, mùa mía.

 

Khi những nụ đào rừng bung cánh màu phớt hồng, cũng là lúc xe mía của nhà máy đường, xe ngô của tư thương hối hả lên thu mua cho các gia đình.

 

                                                                                          Đinh Thắng

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục