LTS: Chiến dịch Tây Nguyên (bắt đầu từ 4-3 đến 3-4-1975), mật danh: Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch Tây Nguyên do Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (ảnh) là Tư lệnh chiến dịch và Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp là Chính ủy chiến dịch.
Chiến dịch Tây Nguyên với trận Buôn Ma Thuột là trận đánh then chốt, mở đầu của chiến dịch tiến công Tây Nguyên năm 1975; đồng thời là trận đánh mở màn, đòn điểm huyệt chính dẫn đến sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) chỉ trong 55 ngày.
Khi viết cuốn sách “Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc” năm 1971 ngay tại chiến trường Tây Nguyên, Giáo sư – Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã sớm nhận ra chỗ yếu và hiểm yếu của chiến trường Tây Nguyên.
Đến năm 1973, khi ra Bắc họp ông đã đề nghị với Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về việc đánh Buôn Ma Thuột, chi tiết lịch sử này đã được ghi lại trong cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng – trang 126: “Trong buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu ý kiến: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi sơ hở nhất. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Tôi rất tán thành. Sau này ý kiến đó của ông được Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đồng tình chấp nhận".
Thực hiện kế nghi binh lừa địch, khi Sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lập, phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến về Ea H’leo, Bắc Buôn Ma Thuột thì ta thực hiện đánh chia cắt chiến lược và chia cắt chiến dịch ở Tây Nguyên chuẩn bị cho việc “trói địch lại mà diệt”. Ta đánh cắt đứt đường 19, đường 14, rồi tiếp đến là đường 21 làm cho Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị cô lập.
Thế trận đã giăng. Sư đoàn 23 ngụy bị trói chân ở Pleiku – Kon Tum, các đơn vị tổng dự bị chiến lược của địch bị ghìm ở hai đầu Nam Bắc (tức Huế – Đà Nẵng và Sài Gòn). Đây là một mưu kế chiến lược sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Bộ Tổng tư lệnh. Thời cơ để ta hạ quyết tâm tiến công Buôn Ma Thuột đã đến. Với sức mạnh từ ba sư đoàn của các binh chủng hợp thành táo bạo và bất ngờ tiến công thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 10-3-1975, khi những chiếc xe tăng của bộ đội ta đã cán xích trên đường phố Buôn Ma Thuột lúc đó viên tướng ngụy Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 kiêm Tư lệnh vùng 2 chiến thuật mới biết tin. Ông ta tái mặt, choáng váng thất kinh vì đã quá muộn, ta đã làm chủ hoàn toàn Buôn Ma Thuột. Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh: “Phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bất cứ giá nào”. Do đường 14 là đường bộ duy nhất nối liền Pleiku với Buôn Ma Thuột đã bị Sư đoàn 320 cắt đứt và chiếm giữ, nên Sư đoàn 23 ngụy muốn thực hiện phản kích chỉ còn cách đi bằng máy bay trực thăng, đổ quân vào nơi ta dự kiến.
Thế trận ta đã bày sẵn, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 của ta liên tiếp đánh bại bốn trận phản kích của địch ở đường 21 phía Đông Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 23 ngụy, con “át chủ bài” đã cơ bản bị xóa sổ, những cố gắng và hy vọng chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch đã bị dập tắt.
Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tham mưu ngụy đã quyết định rút bỏ Tây Nguyên và ra lệnh: Tùy nghi di tản; cho quân rút về co cụm ở đồng bằng ven biển miền Trung để bảo toàn lực lượng. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã dự kiến tình huống này và đã chỉ thị cho các đơn vị đón đánh tiêu diệt chúng. Cuộc rút chạy của quân địch đã gây ra hoảng loạn “đột biến”. Sư đoàn 320 vẫn kịp thời truy kích, kết hợp với các lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch rút chạy và bắt cả viên chỉ huy cuộc hành quân rút chạy này ngay tại thị xã Tuy Hòa.
Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra “thời cơ chiến lược lớn” thừa thắng chuyển sang tổng tiến công và nổi dậy quân dân ta tấn công xuống đồng bằng ven biển miền Trung. Đại quân ta ào ào như thác đổ tiến về Sài Gòn tiêu diệt toàn bộ bộ thống soái của địch, kết thúc cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975 đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vị tướng chỉ huy trận đánh Buôn Ma Thuột lịch sử – Nhà giáo nhân dân, Giáo sư - Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, năm nay vừa bước sang tuổi 89.
Từ nhãn quan một nhà nghiên cứu quân sự, ông đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên – nơi hiểm yếu là Buôn Ma Thuột và trực tiếp chỉ huy, đề ra nguyên lý: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thời thế”, đó là những tinh hoa của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Theo SGGP
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, năm học 2009 – 2010, ngành GD&ĐT đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong các trường học.
Nhân kỷ niệm 59 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11-3-1951 - 11-3-2010), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài "Cần phải xem báo Ðảng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B., đăng trên số 197, Báo Nhân Dân ra ngày 24-6-1954.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010 đã khai mạc ngày 8-3 tại thành phố Đà Nẵng. Đồng chí Phạm Gia Khiêm, UVBCT, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đồng chí Tô Huy Rứa, UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.
Việt Nam đã chủ động đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên những vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí, chủ quyền biên giới lãnh thổ, quan hệ giữa Việt Nam với các nước
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra thông điệp với chủ đề ”Quyền bình đẳng, Cơ hội bình đẳng, Tiến bộ cho tất cả”. Thông điệp khẳng định, chỉ khi phụ nữ và trẻ em gái được giải phóng khỏi đói nghèo và bất công, mọi mục tiêu của LHQ về hoà bình, an ninh và phát triển bền vững mới không bị phương hại.
(HBĐT) - Phong trào thi đua “ Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong CNVC-LĐ đã tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp và lan rộng trong các ngành, các đơn vị và địa phương. Từ đó, dấy lên phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh, trong học tập và công tác; tạo ra nhiều nhân tố mới điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác ở từng cơ quan, đơn vị và thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh.