Hoạt động KHCN góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền ngày thành lập ngành KH&CN và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì, phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với bà Cù Việt Hà, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình.
PV: Xin bà cho biết đôi nét về truyền thống của ngành KH-CN tỉnh ta?
Bà Cù Việt Hà: Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25 - 3 - 1960, Chủ tịch UBHC tỉnh Hòa Bình ra Quyết nghị số 233-NC/NC thành lập Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật tỉnh - là tổ chức tiền thân của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình ngày nay. Từ khi thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh ta luôn đoàn kết, nhất trí vượt qua những khó khăn thử thách , nỗ lực lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng.
Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1971, hoạt động KHKT của tỉnh ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, mạng lưới cán bộ KHKT củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu phục vụ sản xuất và chiến đấu, tạo nên sự thay đổi căn bản về KT-XH của quê hương. Phong trào “Toàn dân tiến quân vào khoa học kỹ thuật” đã từng bước làm thay đổi tâm lý của người sản xuất nhỏ, cải tiến sản xuất từ thủ công manh mún sang cơ giới hóa, áp dụng quy trình kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần tạo nên những chuyển biến từ nền sản xuất tự cung tự cấp, khép kín tiến dần lên sản xuất hàng hóa. Sau giải phóng đất nước đến khi tái lập tỉnh, trong bộn bề khó khăn, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn gồm: Chương trình lương thực; chương trình thực phẩm - hàng tiêu dùng và chương trình hàng xuất khẩu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, từng bước giải quuyết được những khó khăn về kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác quản lý hoạt động KHKT của tỉnh, ngành, huyện và cơ sở từng bước được tăng cường, nội dung hoạt động ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, phục vụ có hiệu quả sản xuất và đời sống.
PV: Xin bà cho biết những đóng góp của ngành KH&CN trong công cuộc đổi mới?
Bà Cù Việt Hà: Trong giai đoạn đổi mới, hoạt động KHCN và môi trường có bước phát triển toàn diện, rộng khắp từ tỉnh đến huyện và cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, lần thứ XIV đề ra. Việc triển khai các đề tài, dự án góp phần quan trọng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống.
Trong Nông - Lâm nghiệp, hoạt động KH&CN đã triển khai nhiều đề tài khoa học và ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng cây con hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lương thực qua từng năm, độ che phủ rừng tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm dần, kinh tế nông nghiệp và nông thôn từng bước phát triển.
Trong Công nghiệp, xây dựng và giao thông: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Đồng thời tiến hành khảo sát điều tra trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản cung cấp số liệu cho việc xây dựng kế hoạch khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội đặc thù; sưu tầm, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các kết quả nghiên cứu ngoài việc được áp dụng vào thực tiễn còn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Công tác quản lý TC - ĐL - CL, Sở hữu trí tuệ, Quản lý công nghệ an toàn bức xạ và hạt nhân, Thanh tra, Thông tin - thống kê KHCN, Thông báo và hỏi đáp về rào cản kỹ thuật trong thương mại được đẩy mạnh và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
Nhờ sự tác động mạnh mẽ của KH&CN, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Việc xã hội hóa các hoạt động KH&CN từng bước được thực hiện, tiềm lực KH&CN ngày càng được tăng cường. Tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học khá đông đảo và đa dạng về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
PV: Nhiệm vụ trọng tâm của KHCN của tỉnh thời gian tới là gì, thưa bà?
Bà Cù Việt Hà: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, trong những năm tới, hoạt động KH&CN tỉnh ta tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế NN&NT, đặc biệt là công nghệ sinh học để tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, đi đôi với các biện pháp thâm canh tiến bộ, phòng trừ dịch bệnh để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng dụng đổi mới công nghệ gắn với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra hàng hóa có giá trị, đủ sức canh tranh trong quá trình hội nhập và bảo vệ môi trường. Tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội, nhằm phát huy yếu tố tích cực của con người và các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp mới trong giáo dục, đào tạo, y tế . Nghiên cứu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, KT-XH để cung cấp hệ thống luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh đảm bảo tính bền vững trong giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020. Đẩy mạnh hoạt động Thông tin KHCN, ứng dụng Công nghệ thông tin để khai thác hiệu quả các thành tựu KHCN, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý xã hội, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về TC - ĐL - CL, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ và hạt nhân đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng quyền lợi người tiêu dùng. Phát triển tiềm lực KH&CN, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ KH&CN phù hợp các lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý KH&CN, tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN.
PV: Xin cảm ơn bà!
Lê Chung
(Thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 23/3, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại huyện Tân Lạc. Cùng đi có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng ngày 23/3, Đảng bộ cơ sở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Đại tá Bùi Đức Sòn, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh.
Sơ kết thực hiện Đề án 06 và triển khai nhiệm vụ năm 2010
(HBĐT) - Ngày 23/3, Ban chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng tỉnh đã tổ chức hội nghị Sơ kết thực hiện Đề án 06 (Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006 – 2010) năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng BCĐ CNTT các cơ quan Đảng tỉnh; lãnh đạo Ban chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng T.Ư, Trung tâm CNTT Văn phòng T.Ư Đảng.
(HBĐT) - Những năm qua, thành phố luôn chú trọng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong đó, thực hiện có hiệu quả việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển cán bộ.
(HBĐT) - Sau 3 tuần phát động Tháng Thanh niên năm 2010, Đoàn Thanh niên xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn đã huy động gần 200 ĐVTN tham gia các hoạt động tình nguyện tập trung và tình nguyện tại chỗ.
Người phát ngôn của Google cho hay Google đang xem xét vấn đề Việt Nam nêu về sai sót của Google Maps trong việc thể hiện bản đồ biên giới Việt Nam - Trung Quốc.