Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ Tướng Thái-Lan Abhisit Vejjajiva bên lề hội nghị cấp cao Uỷ hội Sông Mê Công tại Hủa Hin.
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Myanmar
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 4-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước ta đã tới Hủa Hin (Thái-lan), dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp Thủ tướng Thái-lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn và Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) G.A-đam.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Thái-lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Thủ tướng Abhisit và Chính phủ Thái-lan về sự thu xếp chu đáo cho Hội nghị; tin tưởng Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thiết thực tăng cường hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Thái-lan, trong đó có sự hợp tác tại Ủy hội sông Mê Công. Sự hợp tác giữa hai nước, cũng như với Lào, Cam-pu-chia đã giúp các nước đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Mê Công, văn kiện pháp lý quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị thúc đẩy hợp tác, bảo đảm phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.
Thủ tướng Thái-lan Abhisit cho rằng, các nước cần tăng cường trao đổi thông tin, tiến hành đánh giá về nguyên nhân và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hợp tác với các nước ở thượng lưu sông Mê Công. Thủ tướng Thái-lan khẳng định, ủng hộ Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2010; Thái-lan sẽ tham dự kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hai Thủ tướng nhất trí cho rằng, Hội nghị Cấp cao lần này, cùng các chiến lược phát triển lưu vực của Ủy hội Mê Công quốc tế sẽ đề ra những định hướng quan trọng cho hợp tác giữa các nước trong thời gian tới. Việt Nam, Thái-lan và các nước thành viên Ủy hội sẽ triển khai những định hướng đó, thực hiện những thỏa thuận đạt được và thúc đẩy các công việc đang tiến hành, trong đó có việc xây dựng các hướng dẫn thực hiện các bộ quy chế về hướng dẫn dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh việc thông qua quy chế về bảo đảm chất lượng nguồn nước. Hai bên mong muốn Myanmar và Trung Quốc tham gia sâu rộng hơn vào Ủy hội sông Mê Công. Hai Thủ tướng cho rằng, quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã phát triển trong thời gian qua; nhất trí tiếp tục tăng cường các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại... Hai Thủ tướng nhất trí sẽ tiến hành họp Chính phủ hai nước và giao Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi thời gian cụ thể; nhất trí kết nối hành lang Ðông - Tây, từ Mục-đa-hản (Thái-lan) đi Việt Nam, để lưu thông hàng hóa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu tư Thái-lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam, làm cho quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước và hòa bình ổn định trong khu vực.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Buasone Bouphavanh nhất trí hai bên cần nâng cao hiệu quả hợp tác, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại đạt một tỷ USD trong năm 2010. Hai Thủ tướng vui mừng trước những kết quả hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước có bước phát triển mạnh mẽ. Mặc dù năm 2009 gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn giữ được mức tương đương năm 2008, khoảng hơn 420 triệu USD. Hai Thủ tướng nhất trí chỉ đạo các ngành chức năng của hai nước tiến hành tổng kết sáu chương trình hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2006 -2010; xây dựng các chương trình hợp tác giai đoạn 2011 - 2015 và Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011 - 2020 gắn với việc xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước. Hai Thủ tướng cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh; chỉ đạo các bộ, ngành hai nước kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ mới đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với các nước trong Ủy hội sông Mê Công và cho rằng, Hội nghị cấp cao diễn ra trong bối cảnh hiện nay nước sông Mê Công đang cạn kiệt, ảnh hưởng cuộc sống của người dân, do vậy hợp tác giữa các nước Mê Công là cấp thiết vì lợi ích chung trong lưu vực. Hai Thủ tướng nhất trí, năm 2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của cả hai nước, Việt Nam - Lào cần phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, trên cơ sở lấy quan hệ chính trị tốt đẹp làm nền tảng, hiệu quả kinh tế là trọng tâm; tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Phát biểu ý kiến tại cuộc tiếp Phó Chủ tịch WB G.A-đam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách đầu tư công. Thủ tướng nhấn mạnh mối quan tâm của Việt Nam đối với vấn đề nước biển dâng tại đồng bằng sông Cửu Long; cho rằng, việc kịp thời ứng phó vấn đề này không chỉ bảo đảm ổn định đời sống của người dân trong khu vực, mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới, bởi hằng năm vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu sáu triệu tấn gạo.
Ông G.A-đam khẳng định, WB cam kết sẽ bố trí nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, nghiên cứu tác động của vấn đề nước biển dâng và đây là các dự án ưu tiên của WB; cam kết sẽ cùng phối hợp để tìm kiếm các nguồn lực phù hợp giúp Việt Nam đối phó vấn đề biến đổi khí hậu. Ông G.A-đam đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua nhất là thành công trong đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. WB đánh giá Việt Nam là quốc gia đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của WB. Các dự án được triển khai tại Việt Nam đã mang lại những tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. WB đã thông qua khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình cải cách đầu tư công. Về các chương trình hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, ông G.A-đam cam kết, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân bằng giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã rời thành phố I-ăng-gun, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại LB Myanmar, theo lời mời của Thủ tướng LB Myanmar, Ðại tướng Thên Sên.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Thên Sên và hội kiến Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia Myanmar, Thống tướng Than Suề. Hai Thủ tướng đã trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác song phương nhiều mặt trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất và lắp ráp ô-tô, xây dựng và hợp tác thương mại - đầu tư. Hai Thủ tướng đã thông qua "Tuyên bố chung về hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và LB Myanmar" với 23 điểm, trong đó nêu rõ từng nội dung hợp tác cụ thể giữa hai nước và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm này, coi đó là nhân tố quan trọng, không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Thống tướng Than Suề bày tỏ tin tưởng rằng, kết quả tốt đẹp của chuyến thăm này sẽ góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và khẳng định nhất trí cao với Tuyên bố chung về hợp tác giữa hai Chính phủ.
Một trong những mốc mới mở ra triển vọng trong quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước là Lễ ký kết các Bản ghi nhớ về xúc tiến đầu tư, nông nghiệp, thủy sản, ngân hàng và các thỏa thuận kinh doanh của Viettel và SIMCO Sông Ðà; trao giấy phép mở văn phòng đại diện Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Myanmar và giấy phép mở đường bay trực tiếp Hà Nội - I-ăng-gun cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ðặc biệt là Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam vào Myanmar, nhằm giới thiệu trao đổi về cơ chế, chính sách cũng như tiềm năng đầu tư của mỗi nước nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư giữa hai nước thời gian tới. Tại hội nghị này, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar đã chính thức ra mắt, gồm một số doanh nghiệp lớn và có uy tín của Việt Nam đang khởi động các hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Myanmar. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị quan chức cấp cao của Myanmar đã chứng kiến Lễ trao giấy phép đầu tư và ký kết các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar.
Trong chuyến thăm Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam, dự lễ khai trương Văn phòng đại diện của BIDV tại I-ăng-gun và thăm Ðại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.
Theo ND
(HBĐT) - Phát huy bản chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, 20 năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh không ngừng phát triển, xây dựng hệ thống tổ chức với hơn 43.000 hội viên, sinh hoạt tại 331 tổ chức cơ sở Hội.
(HBĐT) - Trong hai ngày 1-2/4, đồng chí Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã thăm và làm việc với Công an tỉnh. Cùng đi có Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Công an.
(HBĐT) - Sinh ra ở mảnh đất trù phú lúa gạo Thái Bình, số phận đã đưa ông lên với xã vùng cao Giáp Đắt (Đà Bắc). Từ khi một tiếng Dao bẻ đôi không biết, ông đã dần trở thành người con của bản và chọn mảnh đất khô cằn sỏi đá này là quê hương thứ hai. Cho đến ngày hôm nay, ông người Kinh Thái Bình - Lê Văn Hìn ấy đã trở thành “mái nhà tinh thần” của xóm Bằng và là một trong số những tấm gương “Già làng, trưởng bản tiêu biểu” của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 2/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phòng Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Tới dự có lãnh đạo, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Liên đoàn lao động tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Sáng 2-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Hà Nội đi thăm, làm việc tại Liên bang Myanmar từ ngày 2 đến 4-4, theo lời mời của Thủ tướng Liên bang Myanmar, Ðại tướng Thein Sein.
Khẳng định công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sức mạnh tư tưởng của Người, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976) đã viết: "Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh" (1).