* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự mít-tinh tại TP Cần Thơ * Khánh thành Trung tâm kỹ thuật Phát thanh Truyền hình TP Cần Thơ * Ðại lễ cầu siêu: Ðời đời tri ân các Anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong hai cuộc kháng chiến * Cà Mau khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch

Sáng 25-4, tại Sân vận động Cần Thơ, thành phố Cần Thơ tổ chức lễ mít-tinh kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2010) và Khai mạc Ðại hội Thể dục thể thao thành phố lần VI năm 2010. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Hồ Ðức Việt, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban tổ chức T.Ư; Ðại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch QH; nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước cùng hơn 25.000 cán bộ, nhân dân thành phố tham dự.

Mở đầu buổi mít-tinh là cuộc diễu binh, diễu hành của 19 khối thuộc các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, các tổ chức đoàn thể, các quận, huyện và 1.600 học sinh, sinh viên. Ba mươi lăm năm qua, Ðảng bộ và quân, dân TP Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng quê hương, đưa Cần Thơ phát triển mọi mặt. Ðặc biệt, từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ CNH, HÐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt hơn 15%/ năm, được Chính phủ công nhận thành phố loại I vào năm 2009.


Phát biểu ý kiến tại mít-tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ôn lại truyền thống hào hùng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã đánh thắng đế quốc Mỹ, đập tan bộ máy ngụy quyền Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30-4-1975) mở ra kỷ nguyên mới độc lập tự do gắn liền với CNXH. Thủ tướng khẳng định, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là thắng lợi của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt của Ðảng ta, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng là thắng lợi của truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vinh quang của chiến thắng to lớn này trước hết thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dẫn dắt Ðảng ta; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, liệt sĩ và hàng chục triệu người đã hy sinh xương máu, tuổi xuân cho sự trường tồn của Tổ quốc hôm nay, trong đó có đồng chí, đồng bào TP Cần Thơ. Thủ tướng tin rằng Ðảng bộ, chính quyền các cấp thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, đặc biệt là các công trình trọng điểm như cầu Cần Thơ, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ.


Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và cắt băng khánh thành Trung tâm kỹ thuật Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ.


* Tối 25-4, tại Sân vận động Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước và khai mạc Ðại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VI.


Dự buổi lễ, có các đồng chí: Nguyễn Bắc Son, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Văn Vượng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND; Phạm Xuân Ðương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.


Ðọc diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Phạm Xuân Ðương ôn lại truyền thống vẻ vang và ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30-4-1975. Ðại hội TDTT của tỉnh là sự kiện biểu dương sức mạnh của tình đoàn kết, đánh dấu sự phát triển của phong trào thể thao tỉnh Thái Nguyên.


Sau diễn văn kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước và khai mạc Ðại hội TDTT, là phần nghi thức diễu hành, biểu dương lực lượng của các đoàn thể thao đại diện cho các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Tiếp đó là nghi thức rước đuốc và châm đài lửa Ðại hội. Ðại hội TDTT lần thứ VI tỉnh Thái Nguyên có sự góp mặt của 11 đoàn thể  thao với 1.380 VÐV, đại diện cho phong trào TDTT của các huyện, thành phố, thị xã, cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, các ngành tham gia tranh tài ở 14 môn thể thao. Các giải thi đấu trong khuôn khổ Ðại hội được tổ chức từ 27-3, đến nay đã  tiến hành được sáu môn, các môn còn lại sẽ tiếp tục thi đấu đến hết ngày 28-4.


Tiếp đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc do 1.600 học sinh, sinh viên Thái Nguyên, các CLB môn võ sinh, thể dục dưỡng sinh thể hiện.


* Trong hai ngày 24 và 25-4, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bến Tre, Tỉnh ủy, UBND, MTTQ tỉnh Bến Tre, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Tập đoàn Sovico Holdings đã tổ chức Ðại lễ cầu siêu Ðời đời tri ân các Anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðây là một trong những hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; Ðại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam Lê Văn Dũng và nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành đã gửi lẵng hoa đến Ðại lễ cầu siêu.


Hơn 1.000 hộ gia đình liệt sĩ; các vị Thượng tọa, Ðại đức đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, cùng hàng trăm tăng ni, phật tử các chùa trong và ngoài tỉnh về dự.


Ðại lễ cầu siêu nhằm tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn vì bom đạn giặc trong hai cuộc kháng chiến trên mảnh đất Bến Tre đồng khởi Anh hùng. Tại Bến Tre có hơn 70 nghìn người cầm súng chiến đấu và hơn một nửa trong số đó mãi mãi không về. Hàng vạn đồng bào tử nạn vì bom đạn giặc. Riêng với các liệt sĩ, đến nay các ngành chức năng mới quy tập về các nghĩa trang trong tỉnh hơn ba vạn hài cốt, còn hàng nghìn mộ chí chưa được ghi tên; hàng vạn xương cốt liệt sĩ vẫn còn thất lạc...


Ngoài Ðại lễ cầu siêu tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, các huyện, thành phố còn tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ và làm lễ cầu siêu, tổ chức phóng sinh ở một số địa phương từng xảy ra những trận đánh lớn trong hai cuộc kháng chiến. Tối 24-4, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã thắp 3.800 ngọn nến trước mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.


Nhân dịp này, Tập đoàn Sovico Holdings đã tặng quà 900 hộ gia đình liệt sĩ của tám huyện và thành phố Bến Tre.


* Ngày 25-4, huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh  tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước và chào mừng Ngày quốc tế Lao động 1-5. Ðến dự có các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện lãnh đạo thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.


Trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Chánh đã ôn lại truyền thống  hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước cũng như của địa phương.


Sau giải phóng, là huyện vùng ven, Bình Chánh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, đời sống người dân được cải thiện.


* Sáng 25-4, Thành Ðoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình họp mặt truyền thống "Thành Ðoàn - Viết tiếp bản hùng ca" vinh danh các cán bộ Thành Ðoàn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và giao lưu với những cựu cán bộ Thành Ðoàn tham gia giải phóng thành phố. Các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Trương Hòa Bình, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Nguyễn Văn Ðua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh dự. Cùng dự chương trình còn có đại diện các gia đình liệt sĩ, các cựu cán bộ lãnh đạo Thành Ðoàn và các bạn đoàn viên, thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ thành phố Hồ Chí Minh.


Ðồng đội, người thân của ba đồng chí được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: liệt sĩ Trần Quang Cơ (bí danh Tám Lượng), nguyên Khu ủy viên, Bí thư Ban cán sự sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Ðịnh); Ðại tá Lê Tấn Quốc (nguyên Bí thư chi bộ, Chính trị viên Ðội biệt động 67, Trung đoàn trưởng, Bí thư Ðảng ủy Trung đoàn Thanh niên cận vệ TP Sài Gòn, nguyên Trưởng Ban quân sự Thành Ðoàn); đồng chí Nguyễn Thị Tư (má Sáu Hòa, nguyên Trưởng ban Hậu cần, Ðảng ủy viên Ban Quân sự Thành Ðoàn Sài Gòn - Gia Ðịnh) đã chia sẻ những hồi ức hào hùng về đồng đội, người thân của mình. Các đồng chí lãnh đạo đã tặng hoa đại diện gia đình ba liệt sĩ. Chương trình có hoạt động giao lưu với ba đồng chí cựu cán bộ Thành Ðoàn tham gia giải phóng Sài Gòn tại chỗ và Ðại tá Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ cách mạng trên nóc Dinh Ðộc Lập vào ngày 30-4 lịch sử.


* Ðúng 19 giờ 30 phút ngày 25-4, tại TP Cà Mau, Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Cà Mau khai mạc "Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Ðất Mũi".  Ðến dự có các đồng chí: Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cán bộ lão thành cách mạng, các vị khách quốc tế và gần 10 nghìn người dân TP Cà Mau và các địa phương trong tỉnh.


Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: Ðây là sự kiện đánh dấu sức sống mạnh mẽ và khí thế vươn lên của Cà Mau trong khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường. Cà Mau là một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái  rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra, vùng biển Cà Mau là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước, có tiềm năng lớn về dầu khí, trữ lượng khí đốt... điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dầu khí.  Ðể tạo điều kiện phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trung ương đã và đang tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp liên hợp; bến cảng, sân bay, cầu, đường cao tốc, cầu và nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật khác giúp Cà Mau liên kết chặt chẽ với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, phát huy vai trò động lực vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, là tiền đề vững chắc để Cà Mau phát triển mạnh mẽ hơn nữa.


Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng biểu dương những nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền các cấp; quân và nhân dân tỉnh Cà Mau; tinh thần vì cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm xa gần đã góp phần tạo tiền đề cho Cà Mau vươn lên.


Tuần lễ Văn hóa - Du lịch mang chủ đề "Cà Mau - Vươn lên từ Mũi đất xanh" nhằm quảng bá Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vừa được tổ chức UNESCO công nhận; qua đó góp phần bảo tồn hệ sinh thái, phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học về vùng Ðất Mũi. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch diễn ra từ 25 đến 29-4 với các hoạt động Hội chợ - triển lãm thương mại - du lịch giới thiệu hình ảnh, đất nước, con người, hệ sinh thái vùng đất ngập nước Mũi Cà Mau; các hoạt động bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường; ... gắn kết với việc sơ kết giai đoạn một Ðề án 1.558 cây cầu giao thông nông thôn. Ngoài ra còn có các hoạt động du lịch cho các đại biểu khách mời, du khách trong và ngoài nước tham quan Khu dự trữ sinh quyển và các điểm đến du lịch của tỉnh Cà Mau; Hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc; mít-tinh kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; diễu hành biểu dương những thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau...
 
                                                                           Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục