Du lịch văn hóa Mai Châu thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế

Du lịch văn hóa Mai Châu thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế

(HBĐT) - Mai Châu được đánh giá là vùng đất năng động trong thu hút đầu tư của tỉnh. Không chỉ Anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu còn giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH.

 

Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn đói khổ, nhưng với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, toàn huyện Mai Châu đã huy động lực lượng thanh niên lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam và thực hiện nghĩa vụ của “Hậu phương lớn” đối với “Tiền tuyến lớn". Vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, lực lượng vũ trang của huyện trực tiếp tham gia chiến đấu với máy bay và vây bắt giặc lái Mỹ, lập nên nhiều chiến công.

 

Sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân cả nước, trong đó có phần đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã làm nên chiến thắng lịch sử vang dội mùa xuân năm 1975, thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa đất nước ta bước vào thời kỳ lịch sử mới, tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Tổng kết hai cuộc kháng chiến, quân và dân Mai Châu đã được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại, nhiều Bằng khen của Trung ương và tỉnh. Đặc biệt, ngày 22/8/1989, xã Tòng Đậu được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 18/6/2003, toàn thể cán bộ và nhân dân huyện Mai Châu được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp.

 

Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện uỷ Mai Châu: Trong công cuộc đổi mới hiện nay, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung sản xuất sản phẩm hàng hoá, tạo vùng nguyên liệu đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của các nhà máy đã xây dựng tại huyện. Về công nghiệp, huyện đã tăng cường thu hút đầu tư bên ngoài, chú trọng khai thác tiềm năng khoáng sản, đầu tư công nghiệp và phát triển du lịch của huyện. Tăng cường công tác trồng rừng mới và bảo vệ rừng để vừa cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy và đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trên 63%.

 

Cùng với đó, huyện tranh thủ sự ưu đãi của các chương trình mục tiêu để phát triển cơ sở hạ tầng như tập trung mở thêm một số tuyến đường mới của huyện, tiếp tục cứng hoá đường giao thông nông thôn, phát triển lưới điện quốc gia đến 100% xóm, bản, chỉ đạo hoàn thành chương trình cứng hoá trường học, xây dựng một số trung tâm cụm xã để tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hoá. Xây dựng các công trình nước sạch để đa số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nơi làm việc của các xã, thị trấn.

 

Theo ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện uỷ Mai Châu, một trong những chủ trương đúng đắn, mạnh dạn mà huyện đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, đó là huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng lợi thế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, chú ý và tập trung đầu tư vào huyện. Đến nay, hàng chục dự án với quy mô vừa và nhỏ đã được đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Có thể kể đến tên một số dự án như: Nhà máy chế biến bột giấy và đũa xuất khẩu Vạn Mai có công suất 12.000 tấn bột giấy, 1.000 tấn đũa/năm do Công ty cổ phần giấy HAPACO làm chủ đầu tư. Nhà máy chế biến nông sản Tân Sơn có công xuất 200.000 tấn/năm do Công ty TNHH chế biến nông sản Việt Nam là chủ đầu tư.  Cơ sở sản xuất và chế biến chè Pà Cò do Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền làm chủ đầu tư  tại xã Pà Cò. Dự án nâng cấp Khách sạn Mai Châu LOS do Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh là chủ đầu tư...

 

Để có cơ sở thu hút đầu tư, Huyện uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề về vấn đề này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện quy hoạch vùng phát triển công nghiệp, giành quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án; xác định tiềm năng có thể phát triển ngành nghề sản xuất hàng hoá... Từ đó quảng bá hình ảnh, mời gọi các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư vào huyện. Hiện nay, Mai Châu đã xác định được thế mạnh của mình để thu hút đầu tư là: Chế biến nông, lâm nghiệp và du lịch dịch vụ.

 

Với sự lãnh đạo đúng đắn trong phát triển KT-XH, năm 2009, huyện Mai Châu đạt mức tăng trưởng 14%, trong đó cơ cấu nông, lâm nghiệp đạt 40%, CN, TTCN, XDCB đạt 34%, thương mại dịch vụ đạt 26%; Bình quân lương thực đầu người đạt 465kg/người/năm, thu nhập đạt 7,27 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,65%. Đời sống tinh thần vật chất của nhân dana từng bước được cải thiện.

 

Mảnh đấy Anh hùng năm xưa đang bước tiếp những chặng đường phát triển bằng chính những truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết. Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đang chung tay xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

 

Ngọc Vinh

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục