(HBĐT) - Căn nhà nhỏ nằm sâu phía trong khu vực tổ 4, phường Chăm Mát, thành phố Hoà Bình, ông Đỗ Tâm, nguyên Phó Ban chỉ huy lực lượng Cảnh sát nhân dân tỉnh và tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm cách đây vừa tròn 35 năm.
Trước tình đó, Ban an ninh T4 chỉ đạo các đơn vị Công an tăng cường công tác nắm tình hình, đi sâu, đi sát vào quần chúng nhân dân, phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, vận động quần chúng tham gia tố giác tội phạm, không che dấu cho các phần tử xấu, phần tử phản cách mạng. Đồng thời, cảm hoá, giáo dục những phần tử xấu, từng tham gia chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền đứng về phía cách mạng, ủng hộ cách mạng và tham gia quân giải phóng chống lại chế độ nguỵ quyền. Nhận chỉ thị của cấp trên, Đỗ Tâm cùng với các đồng chí Công an quận 2 tổ chức nắm bắt tình hình cơ sở, rà soát, phân loại những đối tượng cộn cán, những người đã từng tham gia các tổ chức của địch. Một trong số đó là Vũ Thị Rớt ở xóm 4, phường Cầu Kho, quận 2. Trước đây, Vũ Thị Rớt từng bị Cơ quan tình báo Thiên Nga (thuộc chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn) lôi kéo, dụ dỗ, tuyển lựa làm cộng tác viên cho tổ chức phản động này. Vũ Thị Rớt được giao nhiệm vụ thu thập các thông tin, tin tức tình báo, nhất là khu vực quân giải phóng chiếm đóng làm cơ sở để kẻ địch vạch kế hoạch tấn công ta. Là một phụ nữ có tài sắc vẹn toàn nên Vũ Thị Tới khá dễ dàng tiếp cận với những người nắm giữ thông tin quan trọng, tiến hành các biện pháp thu thập sau đó chuyển giao cho cơ quan tình báo Thiên Nga. Vũ Thị Tới được tổ chức tình báo này đánh giá là con bài quan trọng của chúng. Tuy nhiên, qua 1 thời gian cộng tác cho cơ quan tình báo Thiên Nga, Vũ Thị Tới đã dần tỉnh ngộ và nhận thấy việc thu thập tin tức tình báo là nhằm chống lại cách mạng, chống lại đất nước mình. Vũ Thị Tới đã bí mật rút lui khỏi tổ chức và về ở ẩn tại xóm 4, phường Cầu Kho.
Nắm bắt được thông tin đó, Đỗ Tâm đã giáo dục, cảm hoá Vũ Thị Tới trở thành người tốt. Qua một thời gian kiên trì, bền bỉ thuyết phục, Vũ Thị Tới không chỉ nhận ra hành động trước đây của mình là sai trái mà còn tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương. Chị đã đem tài năng, trí tuệ của mình tham gia công tác hội phụ nữ của phường Cầu Kho, tình nguyện dạy chữ cho các chị em, những người dân nghèo trên địa bàn. Ngoài ra, chị Tới còn tích cực tham gia vào Ban bảo vệ dân phố, cùng với lực lượng tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Với những đóng góp của chị Tới mà tình hình trật tự an ninh luôn được đảm bảo, nhiều đối tượng lưu manh, trộm cắp khi được chị trực tiếp khuyên giải đã tỉnh ngộ và trở thành người tốt. Không chỉ có vậy, Vũ Thị Tới đã từng cứu cán bộ Đỗ Tâm khỏi một phen hú vía. Chẳng là, thời gian này, tội phạm hình sự thường xuyên tổ chức bắn lén, ám sát quân cách mạng. Giống như mọi lần, Đỗ Tâm lại có mặt tại địa bàn phường Cầu Kho, nắm bắt tình hình. Tuy nhiên, lần xuống cơ sở của Đỗ Tâm tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Một tên tội phạm, có vũ khí nóng đã bí mật phục kích tại tuyến đường mà Đỗ Tâm thường xuyên đi lại nhằm thủ tiêu anh. Sự việc đó được chị Vũ Thị Tới kịp thời nắm bắt và thông tin cho Đỗ Tâm biết. Nhờ đó, Đỗ Tâm đã di chuyển theo con đường khác và may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Trần Văn Chung ở xóm 3, phường Cầu Kho từng là Trung sỹ Cảnh sát Nguỵ quyền. Sau khi trở về địa phương, được sự giáo dục, gần gũi của Đỗ Tâm mà anh Chung đã nhận ra hành động sai trái của mình và làm nhiệm việc có ích cho cộng đồng. Trong quá trình hành nghề xe ôm, anh Chung đã phát hiện và cung cấp nhiều thông tin tội phạm cho cơ quan Công an. Anh còn tích cực tham gia tổ tuần tra, canh gác, bảo vệ trật tự – an ninh ở khu phố.
Nhờ sự giúp đỡ, chở che, đùm bọc của người dân trên địa bàn đã góp phần ổn định tình hình, làm thất bại mọi âm mưu, ý đồ chia rẽ của kẻ địch và bọn tội phạm. Từ những thắng lợi mang tính chiến lược đó, đã củng cố, thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để quân giải phóng chiếm lĩnh các mặt trận, làm nên chiến thắng oanh liệt trước đế quốc Mỹ, đập tan chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn và bè lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi miền
(HBĐT) - Những ngày tháng Tư lịch sử. Khắp nơi, từ cơ quan hành chính, quản lý Nhà nước, từ công trường đến nhà máy, trên đồng ruộng rộn rã khí thế thi đua lao động sản xuất. Mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và các ngày lễ lớn của đất nước.
(HBĐT) - Xã Tử Nê trước đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Tân Lạc, từng nằm trong vùng trọng điểm đánh phá của địch. Nơi đây đã ghi đậm những chiến công của quân và dân xã Tử Nê trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
(HBĐT) - Tối 28/4, tại Cung văn hoá tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/ 1975 30/4/2010). Tới dự buổi lễ mít tinh có các đồng chí: Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố và đông đảo cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Ngày 28-4, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh cùng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã tiếp xúc cử tri Phú Lương, một huyện trung du, miền núi của tỉnh Thái Nguyên.
Tiếp tục chuyến thăm tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), ngày 28-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Sở Thương mại và Ủy ban Xúc tiến mậu dịch quốc tế tỉnh Chiết Giang tổ chức tại TP Hàng Châu. Tham dự có gần 500 doanh nghiệp của hai nước, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong hai ngày 27 và 28-4, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đến thăm, làm việc tại tỉnh Bến Tre để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của QH về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và việc thực hiện Chỉ thị 37-CT/T.Ư của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Ðại hội lần thứ XI của Ðảng.