Bác sĩ Phan Đăng Kiệm vẫn miệt mài chăm sóc người bệnh
(HBĐT) - Với bác sĩ Phan Văn Kiệm - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, những năm tháng trong quân ngũ, phục vụ chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà .
Ngày ấy, khi vừa tròn 18 tuổi, ông cùng nhiều người con của xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hăm hở lên đường tham gia quân đội, cầm súng bảo vệ vùng trời quân khu IV của ta. Thế rồi một năm sau đó, đáp ứng yêu cầu tình hình lúc bấy giờ, ông được đơn vị cử theo học bác sĩ ở Học viện Quân y tại Hà Đông - Hà Nội. Kể chuyện xưa bằng giọng bồi hồi, ông bảo: Sống trong thời kỳ chiến tranh, đạn bom khốc liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh, khao khát tiếp tục cầm súng, phục vụ chiến dịch luôn thôi thúc ông suốt thời gian học Đại học. May mắn là vào những năm cuối của khóa học, ông được cùng các bác sĩ “quân hàm xanh” tiến vào mặt trận phía
Tại chiến trường, ông không chỉ đảm nhiệm việc chăm sóc cứu chữa thương binh, phục vụ bộ đội mà còn trực tiếp cầm súng bảo vệ những người bị thương của ta trong trận chiến. Thời gian phục vụ chiến đấu, đối mặt với không ít hiểm nguy nhưng ông vẫn bám sát chiến trường, tận tâm, tận lực, cứu chữa, lo cho sức khoẻ đoàn quân giải phóng. Thời kỳ chiến đấu gian khổ, các loại thuốc, vật tư y tế đảm bảo công tác cứu thương thiếu thốn mọi bề. Làm bác sỹ quân y thời chiến, ông tự nhủ phải khắc phục điều kiện gian khổ đảm bảo việc trị thương, cứu chữa cho người bệnh. Đôi tay ông đã thực hiện hàng chục kíp mổ cứu sống bộ đội bị thương, chăm sóc giúp hàng trăm thương, bệnh binh bình phục.
Hoà Bình lập lại nhưng người bác sĩ mang “quân hàm xanh” này vẫn đau đáu vì tình hình biên giới Tây
Năm 1988, ông chuyển ngành và được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện vùng cao Đà Bắc. Kiến thức chuyên môn cùng với kinh nghiệm của một bác sỹ từng trải qua cuộc chiến đã giúp ông từng bước trưởng thành, hoàn trọng trách chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 11 năm gắn bó với nơi đây, ông đã đi tới khắp mọi bản làng, vượt bao chặng đường vất vả, xa xôi để phục vụ khám, chữa bệnh cho bà con. Cứu chữa hàng trăm trường hợp bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật hàng trăm ca phức tạp là những công việc thầm lặng mà người lương y này luôn dốc sức hoàn thành.
Năm 1999 khi Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh thành lập, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Bệnh viện, cùng tập thể xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển, nâng cao công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Cũng tại đây, ông dành thời gian nhiều hơn cho việc trau dồi, cập nhật kiến thức đồng thời tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học bấy lâu ấp ủ, cho ứng dụng vào thực tiễn của Bệnh viện. Nhiều đề tài của ông được đánh giá cao như đề tài ứng dụng các bài thuốc nam của tỉnh Hoà Bình để nâng cao sức khoẻ người cao tuổi; điều trị trĩ hậu môn bằng phương pháp YHCT kết hợp Y học hiện đại...
Được góp mặt cuộc chiến hào hùng của dân tộc, âm thầm đi cạnh những chiến công của bộ đội ta, với ông đó mãi là kỷ niệm đẹp nhất, là ký ức rất đỗi tự hào. Dù phục vụ bộ đội, thương, bệnh binh hay phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, ông luôn là tấm gương sáng về “y đức”, giữ vững phẩm chất của một lương y và danh hiệu thầy thuốc ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 29/ 04, đoàn kiểm tra của tỉnh do đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với huyện Lạc Thủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng 135 là Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai. Đội ngũ công chức cấp xã toàn huyện có 244 người, về cơ bản đáp ứng chỉ tiêu biên chế định biên đối với chính quyền xã. Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã luôn được huyện quan tâm, chú trọng.
(HBĐT) - Căn nhà nhỏ nằm sâu phía trong khu vực tổ 4, phường Chăm Mát, thành phố Hoà Bình, ông Đỗ Tâm, nguyên Phó Ban chỉ huy lực lượng Cảnh sát nhân dân tỉnh và tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm cách đây vừa tròn 35 năm.
Sáng 29-4, tại Thủ đô Hà Nội, trong niềm vui, niềm tự hào của đồng bào và chiến sĩ cả nước mừng Ngày hội thống nhất non sông, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ mít-tinh kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2010).
Chiều 29-4, tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp thân mật các đại biểu tham dự "Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Cam-pu-chia - Lào".
(HBĐT) - Nhằm mục đích đánh giá, khái quát tình hình tổ chức “Hội thi Bí thư chi bộ giỏi” ở các Đảng bộ trực thuộc trong thời gian qua, ngày 29/4, Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị toạ đàm “Bí thư chi bộ giỏi” nhiệm kỳ 2005-2010. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đồng chí Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng; Thường trực các Huyện uỷ, Thành uỷ; Trưởng ban Tổ chức cấp uỷ các Đảng bộ trực thuộc; các đồng chí đạt giải nhất trong hội thi “Bí thư chi bộ giỏi” cấp trên lần I và lần II.