Với lòng kính yêu Bác Hồ vô hạn, bà Lê Linh Thìn đã sưu tầm được 1.839 ảnh Bác, hơn 130 đầu sách và rất nhiều bài viết về Người
Bà Lê Linh Thìn (ngụ khóm Mỹ Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh) là một trong 75 tập thể, cá nhân vừa được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng kỷ niệm chương “Tập thể, cá nhân điển hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Bà Sáu Thìn bên bộ sưu tập ảnh, sách về Bác
Tôn kính Bác qua lời kể
Dáng người cao ráo, mảnh khảnh ở độ tuổi 70, trông bà Lê Linh Thìn (Sáu Thìn), vẫn hồng hào, khỏe khoắn. Tiếp chúng tôi trong căn nhà có kiến trúc cổ, mái ngói đầy rêu phong, bà Sáu Thìn cho biết: Bà là con áp út trong gia đình có 6 chị em gái. Cha bà là cụ Lê Văn Tân tham gia cách mạng từ năm 1945. Đến năm 1950, cha bà bị giặc bắt và đày ra Côn Đảo. Mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Nương, từng là giáo viên ở huyện Duyên Hải - Trà Vinh vào những năm kháng chiến chống Pháp.
Bà Sáu Thìn nhớ lại: Khoảng năm 1945, do địch đánh phá dữ dội, gia đình bà phải tản cư qua miệt Đồng Tháp Mười (Long An). Một thời gian sau, gia đình bà quay về vùng biển Ba Động, huyện Duyên Hải sinh sống. Lúc đó, mỗi khi về đóng quân, đêm nào các chú bộ đội cũng kể những mẩu chuyện cảm động về Bác Hồ cho bà nghe.
Những khi bộ đội không về, tối đến, bà cũng được bà ngoại hay mẹ kể chuyện về Bác. “Dần dần những câu chuyện, hình ảnh và những tấm gương sáng ngời của Bác đã in đậm trong tâm trí thơ ngây của tôi. Lúc đó, với tôi, Bác như một ông tiên nên tôi rất kính yêu Người”- bà Sáu Thìn thổ lộ.
Tài sản vô giá
Với lòng kính yêu Bác vô hạn, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mỗi khi đọc sách báo, thấy ảnh Người là bà Sáu Thìn giữ lại. Lúc đầu, bà giữ cả tờ báo, quyển sách có ảnh Bác. Qua thời gian, hình ảnh, mẩu chuyện về Bác ngày càng nhiều nên rất bất tiện mỗi khi muốn lấy ra xem. Bà Sáu Thìn cho biết: “Sau một thời gian chỉ giữ lại ảnh, tôi thấy chưa ổn vì không hiểu được xuất xứ và nội dung nên sau này tôi lưu trữ cả nội dung liên quan đến ảnh Bác”.
Niềm đam mê sưu tầm ảnh Bác của bà Sáu Thìn đã được nhiều người ủng hộ. Ông Phạm Y, ở tận Hà Nội, đã gửi tặng bà nhiều tài liệu quý về Bác và một huy hiệu Hồ Chí Minh mà ông được tặng cách đây gần 40 năm.
Bà Sáu Thìn bộc bạch: “Từ trong tâm thức, tôi xem việc sưu tầm ảnh, mẩu chuyện về Bác như một trách nhiệm lưu lại tấm gương cao quý của Người để con cháu học tập”.
Qua 35 năm sưu tập, bà Sáu Thìn hiện có đến 1.839 ảnh Bác, hơn 130 đầu sách cùng rất nhiều bài viết về Người. Chậm rãi lật từng quyển album, bà Sáu Thìn giải thích rõ ràng xuất xứ từng bức ảnh, từng trang báo viết về Bác. “Đây là tài sản thiêng liêng, vô giá của đời tôi”. Bà Sáu Thìn tự hào về bộ sưu tập của mình.
Bà Sáu Thìn tâm sự: “Qua đợt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi càng thêm kính yêu Bác, càng làm theo gương Bác”. Nhờ vậy, dù tuổi đã cao nhưng bà Sáu Thìn vẫn được nhiều người tín nhiệm, giao giữ nhiều vị trí quan trọng ở địa phương như: ủy viên Thường vụ Hội Khuyến học, Phó trưởng Đoàn Hội Thẩm nhân dân huyện, ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu giáo chức huyện Cầu Ngang...
Hiện nay, bà Sáu Thìn chỉ có một mong ước là được ra Hà Nội viếng Bác để thỏa lòng kính yêu.
Kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ tại Đức, Thái Lan TPHCM: Nhiều chương trình nghệ thuật mừng sinh nhật Bác
Theo TTXVN, tham dự buổi lễ có toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán cùng đại diện nhiều tổ chức, đoàn thể của cộng đồng người Việt tại Đức cùng những người bạn Đức có quan hệ thân thiết với VN và có những tình cảm sâu đậm với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, tại Mexico, nhân 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạp chí Mexico Những thông tin rất hấp dẫn số ra tháng 5 đã đăng bài “Huyền thoại về Bác” của nữ tác giả María Gabriela Muíoz, trong đó ca ngợi Bác Hồ là một trong những nhân vật chính của lịch sử thế giới cận đại. - Tại TPHCM, chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ 15 phút, tối nay, 18-5, tại Công viên 23-9. Chương trình nghệ thuật này được dàn dựng theo ba chủ đề: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc. Vào tối cùng ngày, Nhà hát Sân khấu nhỏ TPHCM sẽ công diễn vở kịch Điều ước thiêng liêng để chào mừng ngày sinh của Bác. Vở Điều ước thiêng liêng thể hiện tấm lòng của người dân miền Nam khi hay tin Bác qua đời. |
Theo NLĐ
(HBĐT) - “Bốn lần được gặp Bác Hồ, một lần được Bác gửi thư khen là vinh dự, phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Đó là một vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng rất đỗi giản dị, gần gũi, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, chu đáo. Bác như một người cha muôn vàn kính yêu.” – Bà Lê Thị Tâm, nguyên Chủ tịch UBND TX Hoà Bình, lão thành cách mạng bộc bạch lòng mình khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Ngày 15/5, BCĐ Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh đã tổ chức diễn tập phòng chống đại dịch cúm A/H5N1 ở người tại huyện Cao Phong. Tỉnh ta là một trong số 14 tỉnh thành trong cả nước triển khai hoạt động diễn tập mô hình phòng chống đại dịch cúm A/H5N1.
Chiều 15/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bấm nút đóng tấm thép cuối cùng, hoàn thành việc đóng cửa dẫn dòng, chính thức tích nước hồ Thủy điện Sơn La, chuẩn bị cho việc vận hành Tổ máy số 1 vào cuối năm nay.
Tối 15-5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2010. Ðây là một trong những hoạt động cấp Nhà nước kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Bê-la-rút, sáng 15-5 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới đặt hoa tại Khu tưởng niệm quốc gia Kha-tưn ở tỉnh Min-xcơ.
(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp hội NCT Thành phố Hòa Bình luôn đẩy mạnh phong trào tuổi cao gương sáng vừa tích cực sản xuất kinh doanh vừa tiên phong xây dựng đời sống văn hóa và tích cực tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền đã góp phần cùng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.