Các hộ dân Lạc Thịnh phát triển kinh tế dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ven tuyến đường Hồ Chí Minh
(HBĐT) - Chúng tôi về thăm Lạc Thịnh, huyện Yên Thuỷ vừa đúng vào dịp tròn hai năm con đường mang tên Bác thông tuyến qua đây. Nối dài những nương ngô, ruộng lạc xanh tốt là khu dân cư đông đúc đang mọc lên san sát. Lạc Thịnh đang từng bước đổi thay.
Lạc Thịnh là một địa bàn thường xuyên phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thời tiết như hạn hán, rét đậm kéo dài, lũ cục bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con. Từng bước khắc phục khó khăn theo hướng lâu dài bằng cách đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi là việc làm cấp thiết hàng đầu đã được chính quyền và nhân dân Lạc Thịnh tích cực triển khai trong thời gian qua. Chỉ riêng trong năm 2009, toàn xã đã thi công được một tuyến mương 800m tại xóm Côm trị giá 540 triệu đồng, một tuyến mương tiêu úng đường Hồ Chí Minh trị giá 1,2 tỷ đồng. Nhân dân đã chủ động bảo dưỡng, nạo vét kênh mương nội đồng, đảm bảo việc điều tiết nước tưới chống úng, phục vụ cấy trồng. Giải quyết tốt yếu tố quan trọng hàng đầu “nhất nước” đã giúp cho Lạc Thịnh chủ động được việc sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất. Nông dân từng bước chuyển giao khoa học kỹ thuật, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh. Trong quí I/2010, mặc dù thời tiết khô hạn kéo dài nhưng nhân dân Lạc Thịnh đã hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân với tổng diện tích trên 440 ha. Cùng với phát triển trồng trọt thì hoạt động chăn nuôi cũng đang có những bước phát triển rất đáng phấn khởi ở Lạc Thịnh. Chú trọng công tác phòng bệnh cho gia súc, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh, Lạc Thuỷ vẫn duy trì tốt đàn lợn gần 1000 con, đàn trâu bò trên 600 con, đàn gia cầm gần 12.000 con và 110ha mặt nước chăn nuôi thuỷ sản…
Đến Lạc Thịnh hôm nay, sự đổi thay lớn nhất và dễ dàng nhận ra nhất là bộ mặt “mới” của 4 xóm có đường Hồ Chí Minh đi qua. Đồng chí Quách Hữu Mưu, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: “Từ khi có đường Hồ Chí Minh đi qua, bộ mặt của xã đã có rất nhiều thay đổi. Hoạt động giao lưu kinh tế, phát triển xã hội, đời sống người dân nâng lên rõ rệt. Dịch vụ thương mại phát triển khá, nhiều hộ da đình năng động đã chủ động vốn đầu tư, tạo việc làm, phát triển đa dạng các ngành nghề từ chế biến nông sản, đồ gỗ, dịch vụ ăn uống, thương mại, vận tải, sửa chữa ô tô xe máy...tạo nguồn thu lớn cho địa phương”. Song song phát triển kinh tế theo hai hướng mũi nhọn là nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, năm 2009, Lạc Thịnh đã đạt được những bước tiến vượt trội. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 52 tỷ, bình quân lương thực đạt 400 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 193 hộ năm 2008 xuống còn 70 hộ chiếm 5,8%...
Đời sống kinh tế được nâng lên, số hộ gia đình văn hoá toàn xã chiếm 76%, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, tai tệ nạn xã hội bị đẩy lùi, các hoạt động văn hoá – xã hội được chú trọng. Năm 2009, Lạc Thịnh đã được công nhận là xã “Chuẩn quốc gia về y tế”, chăm sóc tốt sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện đảm bảo các chương trình quốc gia, không để xảy ra dịch bệnh.... Giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư với việc xây mới 22 phòng học kiên cố, nâng cao chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh chuyển cấp, chuyển lớp và số con em địa phương đỗ vào các trường Cao đẳng, đại học tăng lên rõ rệt. Hoạt động văn hoá - thể thao sôi nổi tạo sân chơi lành mạnh, khí thế vui tươi phấn khởi trong nhân dân. Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tương thân tương ái”, Lạc Thịnh đặc biệt chú trọng việc thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, hộ nghèo, người cao tuổi; quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt…
Trao đổi về những thành tựu mà Lạc Thịnh đã đạt được, đồng chí Bùi Văn Mích, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: “Lạc Thịnh có được những thành tích đáng phấn khởi như vậy là nhờ sự đoàn kết, đồng thuận và nhất trí cao trong nhân dân. Cả bộ máy chính trị đã được huy động vào cuộc để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giúp nhân dân hiểu rõ và tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, nhân dân Lạc Thịnh đang đoàn kết một lòng phấn đấu giữ vững tốc độ phát triển kinh tế của địa phương trên 9%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 9,2 triệu đồng/người/năm, phấn đấu 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá… hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và những ngày lễ lớn trong năm”.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ngày 19/5/2010, tại cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh, Binh đoàn 12 - Công ty cổ phần xây dựng 565 đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày ngày truyền thống Đoàn 565 (Công ty cổ phần xây dựng 565) (19-5-1965 – 19-5-2010) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Nhà nước trao tặng.
(HBĐT) - Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và huấn luyện cán bộ ở trường Chính trị tỉnh Hoà Bình.” Đến dự có lãnh đạo các ban Đảng tỉnh và cán bộ, nhân viên của nhà trường.
(HBĐT) - Ngày 19/5 tại Nhà văn hoá huyện Cao Phong, Huyện uỷ, HĐND, UBND và UBMTTQ huyện Cao Phong đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010).
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/5, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, lực lượng vũ trang, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Hòa Bình và ban lãnh đạo Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã làm lễ dâng hương tại tượng đài Bác Hồ.
(HBĐT) - Những ngày tháng 5, trên khắp các thôn xóm của xã Lạc Long, huyện Lạc Thuỷ rợp màu cờ đỏ sao vàng cùng những lời ca, điệu múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu.
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ người tàn tật của Chủ tịch UBND tỉnh nhân ngày Toàn dân bảo vệ chăm sóc người tàn tật Việt Nam 18/4, đến nay đã có 38 cơ quan, đơn vị trong tỉnh ủng hộ với tổng số tiền trên 40 triệu đồng.