Sáng 23-5, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CH Bê-la-rút, LB Thụy Sĩ và thăm cấp Nhà nước CH Phần Lan từ ngày 13 đến 22-5 theo lời mời của Tổng thống CH Bê-la-rút A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sen-cô, Tổng thống LB Thụy Sĩ Ðo-rít Loi-hát và Tổng thống CH Phần Lan Ta-ri-a Ha-lô-nen.

 
Bê-la-rút, Thụy Sĩ và Phần Lan là các đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Âu, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp trong nhiều năm qua. Ba nước đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Chuyến thăm lần đầu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Bê-la-rút, Thụy Sĩ và Phần Lan nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với ba nước, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư.


Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và QH Bê-la-rút, Thụy Sĩ và Phần Lan trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, khẳng định mong muốn và quyết tâm phát triển quan hệ hợp tác, đối tác tin cậy với Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo ba nước đã nhất trí về phương hướng và nhiều biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với ba nước, thể hiện rõ qua các Tuyên bố chung và nhiều thỏa thuận quan trọng được ký trong chuyến thăm. Các bên nhất trí tăng cường các cuộc tiếp xúc song phương ở cấp cao, cấp bộ, ngành và địa phương, tạo cơ sở để thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực. Lãnh đạo ba nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, bày tỏ sẵn sàng làm cầu nối giúp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với châu Âu.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giúp ba nước tăng cường quan hệ với khu vực Ðông - Nam Á. Lãnh đạo ba nước đều nhấn mạnh, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ và Phần Lan khẳng định, tiếp tục ưu tiên dành cho Việt Nam vốn ODA trong những năm tới theo hướng thay đổi cơ cấu, tập trung hợp tác kinh tế, xây dựng chiến lược kinh tế vĩ mô, phát triển công nghệ xanh, năng lượng sạch, hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, đào tạo nghề... Chủ tịch nước và lãnh đạo ba nước đã nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mỗi bên thâm nhập vào thị trường của nhau, qua đó thâm nhập vào thị trường khu vực.


Về triển vọng phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Bê-la-rút, Thụy Sĩ và Phần Lan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường cho rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh hợp tác. Việt Nam và các nước này có nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau. Bê-la-rút có tiềm lực khá lớn về công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, giáo dục. Thụy Sĩ và Phần Lan là những nước công nghiệp phát triển với các thế mạnh như hệ thống ngân hàng, tài chính, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng công nghiệp giá trị cao... Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào và trẻ, có thị trường lớn. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam cùng Bê-la-rút, Thụy Sĩ và Phần Lan cần triển khai mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, thể thao để thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước này.
 
 
                                                                                         Theo ND

Các tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc
Hội CCB thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) chú trọng phát triển kinh tế
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội đàm
Thủ tướng Phần Lan Mát-Ti Van-Ha-Nen.
Không có hình ảnh

Bác Hồ với thủ đô Hà Nội

Cái tâm thức nào đã khiến vị lãnh tụ của cuộc cách mạng, tại Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào đã đưa ra quyết định sáng suốt chọn Hà Nội làm Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, đã nối lại mạch nghiệp xưa của kinh đô Thăng Long-Đông Đô?

Điều hành kinh tế kiểu 'bắn súng phát một'

Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Hải quân, Trung tướng Nguyễn Văn Hiến ví von, cách điều hành của chúng ta đang theo kiểu “bắn súng phát một”, theo từng chỉ tiêu mà thiếu chiến lược tổng thể để đón cơ hội.

Đảng bộ xã Dân Chủ: Lấy nhiệm vụ xây dựng Đảng làm then chốt, thúc đẩy phát triển kinh tế làm trọng tâm

(HBĐT) - Đảng bộ xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình có 125 đảng viên sinh hoạt ở 9 chi bộ gồm 6 chi bộ khu dân cư và 2 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ cơ quan. Trong những năm qua, lấy nhiệm vụ xây dựng Đảng làm then chốt, thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế làm trọng tâm, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá XIX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra.

18 sở, ban, ngành và 11 huyện thành phố thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa

(HBĐT) - Thực hiện Đề án “đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010, tỉnh ta đã triển khai, thực hiện cơ chế một cửa ở 18/21 sở, ban, ngành và 11 huyện, thành phố với 210/210 xã phường, thị trấn.

Ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ bảy, QH khoá XII: Thảo luận dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 21-5, buổi sáng, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam (sửa đổi). Phó Chủ tịch QH Nguyễn Ðức Kiên điều khiển phiên họp.

Phối hợp hoạt động giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Thành ủy Hải Phòng

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Thành ủy Hải Phòng vừa ký kết Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị theo Quy định số 196-QÐ/TW, Quyết định 197-QÐ/TW ngày 24-11-2008 của Ban Bí thư và kiểm điểm tình hình thực hiện chương trình hợp tác giữa UBND thành phố Hải Phòng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục