Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà phát biểu ý kiến.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà phát biểu ý kiến.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Người khuyết tật dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

 

Dự án luật này đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật mới bao gồm 10 chương, 54 điều, trong đó đã bổ sung thêm một chương mới đó là Chương II: Xác nhận khuyết tật gồm 6 điều quy định về trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, phương pháp, thủ tục xác định mức độ khuyết tật, việc xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Liên quan đến một số vấn đề còn có những ý khác nhau, như mức độ khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng mục đích chính của việc xác định mức độ khuyết tật là xây dựng chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Từ trước tới nay, Nhà nước mới chỉ có một số chính sách hỗ trợ dành riêng cho nhóm người tàn tật nặng. Đến nay, sau hơn 12 năm thi hành Pháp lệnh người tàn tật, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội đã cho phép có thể bổ sung chính sách cho người khuyết tật. Do đó, việc quy định mức độ khuyết tật theo ba nhóm là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ là phù hợp.

Đối với Giấy xác nhận khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc cấp giấy xác nhận khuyết tật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật có thể được hưởng các chính sách như giảm, miễn học phí, tư vấn dạy nghề, việc làm, trợ cấp xã hội, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông hay sử dụng một số dịch vụ công cộng...

Tuy nhiên, do điều kiện của người khuyết tật và mức độ khuyết tật thường thay đổi (theo chiều hướng tốt hơn do có sự cố gắng tập luyện của bản thân người khuyết tật, do các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực phục hồi chức năng hoặc có thể theo chiều hướng xấu hơn), việc xác định mức độ khuyết tật để cấp giấy xác nhận cho người khuyết tật chỉ nên thực hiện đối với người khuyết tật có nhu cầu, được tiến hành bằng thủ tục đơn giản, phù hợp với người khuyết tật và do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã cấp giấy xác nhận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng đồng thời bổ sung chế độ hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho người nhận nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng và gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng không gắn với tiêu chí hộ nghèo là phù hợp và hiện nay chính sách bảo trợ xã hội của Chính phủ đối với người khuyết tật nặng cũng đã quy định theo hướng này.

Mức trợ cấp cụ thể sẽ do Chính phủ quy định để bảo đảm cho chính sách được vận hành linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế từng thời kỳ.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng góp ý với Ban soạn thảo về một số vấn đề liên quan, chủ yếu là việc xác định mức độ khuyết tật.

Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) cho rằng rất khó đánh giá mức độ khuyết tật là nặng hay nhẹ. Ông Hùng đề nghị Luật nên quy định cơ quan có thẩm quyền kết luận vấn đề này là hội đồng y khoa cấp huyện.

Đại biểu Lê Thị Mai (Hải Phòng) thì cho rằng việc phân loại mức độ khuyết tật rất dễ dẫn đến những vấn đề nảy sinh nếu chỉ dựa trên quan sát thực tế bằng mắt thường. Đại biểu đề nghị dự Luật nên quy định việc xác định mức độ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng phải qua giám định y khoa vì mức độ này liên quan đến những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước.

Về Giấy chứng nhận khuyết tật, do vấn đề này liên quan đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và quyền lợi trực tiếp của người khuyết tật, các đại biểu đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết xuống chỉ còn 30 ngày sau khi có đề nghị của người khuyết tật hoặc người thân của họ.

Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung đối tượng người khuyết tật vào dự án Luật gồm phụ nữ khuyết tật đang mang thai; bổ sung các chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn lao động là người khuyết tật.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu và bố sung ý kiến của các đại biểu Quốc hội đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, trách nhiệm của người khuyết tật với gia đình và xã hội. Bổ sung quy định về chính sách đối với người khuyết tật là người có công.

Dự thảo Luật cũng cần có quy định về việc quan tâm đầu tư y tế cấp xã là nơi trực tiếp chăm sóc người khuyết tật./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
7 tập thể ngành GTVT có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2009 được UBND tỉnh tặng Bằng khen
Không có hình ảnh
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ Doãn Mậu Diệp phát biểu tại hội nghị.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên định kỳ tháng 5/2010

(HBĐT) - Ngày 28/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 5/2010 cấp tỉnh cung cấp thông tin và định hướng nội dung tuyên truyền trong thời gian tới cho đội ngũ báo cáo viên

UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh bàn giao 38 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

(HBĐT) - Đầu năm đến nay, từ “Quỹ vì người nghèo”, UBMT Tổ quốc tỉnh đã tổ chức bàn giao 30 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 256 triệu đồng.

Ngày làm việc thứ bảy, kỳ họp thứ bảy, QH khoá XII: Nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức

Ngày 27-5, với sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Ðức Kiên, các đại biểu QH thảo luận tại Hội trường về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2010 trong những tháng đầu năm.

Yêu cầu không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông

Việt Nam yêu cầu trong khi các tranh chấp chưa được giải quyết, các bên liên quan không nên có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kinh tế trọng điểm

Trong hai ngày 26 và 27/5, đoàn công tác Trung ương do ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu đã làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.

Biểu dương 6 tập thể, 59 cá nhân trong phong trào “Tuổi cao – gương sáng” giai đoạn 2005-2010

(HBĐT) - Ngày 27/5, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Tuổi cao – gương sáng” giai đoạn 2005-2010. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 64 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 76.549 hội viên Hội Người cao tuổi trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục