Kinh nghiệm sống của thương binh, GS- TS Ngô Văn Lệ là phải yêu nghề, rồi vui một tí, thư giãn một tí, cố gắng một tí thì cái gì cũng xong

 
Năm 1980, chân ướt chân ráo với tấm bằng ĐH từ Liên Xô về, thương binh 4/4 Ngô Văn Lệ - người con của quê hương Thái Bình - được điều chuyển về Khoa Sử Trường ĐH Tổng hợp TPHCM.
 
Nhưng 2 năm sau, lại lên đường sang Tiệp Khắc làm nghiên cứu sinh, đến năm 1989, ông mới về lại Khoa Sử Trường ĐH Tổng hợp TPHCM.
 
GS-TS Ngô Văn Lệ thư giãn bên cây cảnh
 
Luôn nở nụ cười
 
Với một cán bộ giảng dạy, rồi làm trưởng khoa, phó hiệu trưởng kiêm bí thư Đảng ủy, rồi hiệu trưởng kiêm bí thư Đảng ủy Trường ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn TPHCM và là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh VN (2002-2007), chưa kể chuyện chăm lo cho hai con ăn học tới nơi tới chốn, mà dành được thời gian cho nghiên cứu khoa học như thế thật đáng nể.
 
Với sức làm việc như vậy, năm 1996, ông thương binh trên giảng đường ĐH Ngô Văn Lệ được phong chức danh phó giáo sư, đến năm 2004 (56 tuổi) được phong chức danh giáo sư.
 
Ở ta, người được phong chức danh giáo sư có tuổi đời dưới 60 như nhà giáo Ngô Văn Lệ không phải là nhiều, nhất là trong ngành khoa học xã hội và nhân văn.
 
Bên cạnh đó, GS Ngô Văn Lệ đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, nhiều dự án hợp tác với nước ngoài; hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 9 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
 
Hiện nay, ông đang hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh và 5 học viên cao học... Chừng ấy việc, nhiều người cứ như sốt lên nhưng ông lúc nào cũng nở nụ cười. 
 
Không dừng lại
 
Năm 1971, chiến sĩ Ngô Văn Lệ từ chiến trường Đường 9 Nam Lào trở về với cánh tay không lành lặn. Người thân và chính quyền địa phương khuyên anh tham gia “mặt trận” sản xuất, rồi lập gia đình vui vầy với xóm làng, dòng tộc. 
 
Đôi tay ông không lành lặn nhưng trí não của ông chưa hề hấn gì. Nghĩ vậy, ông tranh thủ những ngày dưỡng thương, ôn tập thi đại học.
 
Kết quả là thương binh Ngô Văn Lệ từ chiến trường về chưa đầy một năm, không chỉ thi đỗ vào ĐH mà còn được chọn đưa sang Liên Xô đào tạo. Sau một năm học tiếng Nga, năm 1973, sinh viên - thương binh Ngô Văn Lệ cùng bạn bè lên đường du học.
 
Hãy tìm đến công việc
 
TS Nguyễn Khắc Cảnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn TPHCM, nói: “Nhìn vào khối lượng công việc, GS-TS Ngô Văn Lệ chính là tấm gương cho lớp trẻ chúng tôi noi theo. Tuy đã vào tuổi 62, nhưng GS-TS vẫn còn đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc học, Chủ tịch Hội Dân tộc học TPHCM, thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM, tham gia dạy học, hướng dẫn luận văn, luận án..., đặc biệt là nghiên cứu khoa học. Việc nào, tôi cũng thấy GS hoàn thành xuất sắc”.
 
Bây giờ, ngoài khoa học, GS-TS Ngô Văn Lệ còn dành thời gian chơi với cháu nội, chăm sóc cây kiểng. Kinh nghiệm của ông là phải yêu nghề, rồi vui một tí, thư giãn một tí, cố gắng một tí thì cái gì cũng xong. Ý này không chỉ dành cho người lớn tuổi mà những người trẻ tuổi cũng cần suy ngẫm.
 
GS-TS Ngô Văn Lệ tâm sự: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã mình nhưng đừng để mất lòng tin. Hãy tìm đến công việc. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ tốt dần lên theo năm tháng”.
 

GS-TS Mạc Đường, nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM:

Góp phần xây dựng nền văn hóa đa dân tộc

 
Qua những công trình nghiên cứu của mình, GS-TS Ngô Văn Lệ đã cố gắng đề cập một số vấn đề lý luận chung và nghiên cứu thực tiễn về văn hóa tộc người, mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố “nội sinh” (endogène éléments) với các yếu tố “ngoại sinh” (exdogène éléments) trong quá trình phát sinh và biến diễn văn hóa tộc người, đánh giá vai trò và tác động của các nhân tố văn hóa truyền thống, các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng với sự biến đổi và “hỗn dung” (acculturation) văn hóa tộc người trong tiến trình lịch sử, với các cố gắng phân tích thực trạng văn hóa tộc người hiện nay, đề xuất giải pháp góp phần xây dựng nền văn hóa đa dân tộc đa dạng, phong phú đậm chất nhân văn dân tộc và hiện đại.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục