Thương binh 1/4 Bùi Văn Biến ở xã Phú Lương luôn đi đầu trong phong trào giỏi lao động sản xuất và nuôi dạy con cháu nên người ở huyện Lạc Sơn
(HBĐT) - Trở về với cuộc sống đời thường khi một phần xương máu đã nằm lại nơi chiến trường, họ vẫn chiến thắng hoàn cảnh, chống chọi với bệnh tật và đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho gia đình, xã hội. Họ là những tấm gương “thương binh tàn nhưng không phế”.
Người thương binh làm kinh tế giỏi.
Cũng như phần lớn những thanh niên đồng trang lứa khác, theo tiếng gọi của Đảng, chàng trai trẻ Nguyễn Kiên Cường ở xóm Ngành, xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn lên đường nhập ngũ trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất. Trong một trận đánh tại chiến trường miền đông, bị thương nặng mất một bên chân trái, anh ra bắc và phải chuyển ngành.
Tháng 10/ 1982, rời xí nghiệp, ông Cường trở về cuộc sống gia đình với 1 cụ bà gần 90, 1 mẹ già yếu, 6 con thơ và 1 người em trai đang tuổi ăn học. 11 nhân khẩu trông chờ vào mấy sào ruộng và đồng phụ cấp ít ỏi của ông. Nhiều đêm trăn trở nhưng chưa tìm ra cách gì để thoát cảnh túng bấn thì dự án 3352 gọi tắt là dự án “Fam trên toàn quốc” đến với Liên Sơn. Nhận thấy dự án này không chỉ đem lại hiệu quả trước mắt mà còn có giá trị lâu dài, ông vận động vợ quyết tâm tham gia dự án. Nhưng cái khó ban đầu là hộ gia đình phải đầu tư tiền ra trước, thuê nhân công làm và hoàn thành từng cung đoạn nghiệm thu mới được cấp gạo. “ Lúc đó, mình lấy đâu ra tiền, tôi tưởng mình đã bó tay nhưng đã quyết là làm, tôi đi đến tất cả anh em, bạn bè vay tiền rồi thuê nhân công phát, cuốc hố để trồng. Những ngày cao điểm số người làm lên đến 60 – 70 người, họ đều là những người đi kiếm gạo cứu đói ngày giáp hạt. Do vậy mình phải đảm bảo cho họ làm đến đâu trả công ngay đến đó. Vừa chạy tiền trả công tôi vừa xin ban quản lý dự án nghiệm thu đến đấy để có gạo trả cho bà con vậy mà cuối cùng gia đình tôi cũng đã trồng được 30 ha keo lai”, ông tâm sự về những ngày khó khăn ban đầu.
Từ đó, hai vợ chồng ông dựng lều tạm để trông coi bảo vệ. Hơn 1 năm bỏ công sức, vườn cây của ông đã xanh tốt, ông càng thêm củng cố quyết tâm bám đồi để sống. Lấy ngắn nuôi dài, ông Cường đầu tư nuôi thêm bò sinh sản, nuôi gà để cải thiện. Chỉ trong vòng vài năm, khai thác vườn cây gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng. Đến nay, gia đình ông tiếp tục trồng mới và bán tỉa hàng năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Nhờ kinh tế đồi rừng, gia đình ông đã khấm khá hẳn, từ một hộ thiếu đói, giờ đây ông Cường có tiền nuôi 2 con vào đại học và gây dựng một cơ ngơi khang trang.
Nghị lực để nuôi dạy con nên người.
Đó là gương một trong 4 thương binh nặng nhất của huyện Lạc Sơn, anh Bùi Văn Dản. Câu chuyện về anh và tổ ấm gia đình anh như một cổ tích ở thị trấn Vụ Bản này. Bị cụt một chân khi tham gia chiến đấu, tổn thương 80% sức khoẻ nhưng anh vẫn luôn làm tròn bổn phận của một người chồng, người cha trụ cột trong gia đình để nuôi dạy hai con nên người.
“Để có được như ngày hôm nay, anh chị đã vô cùng vất vả, ngay việc đến với nhau với anh chị đã là gian nan rồi”, chị Bùi Thị Diện, vợ anh Dản tâm sự. Mất một chân lại bị thương nặng, chàng trai sứ Mường quê Ngọc Sơn quyết định ở lại trại điều dưỡng tại Xuân Mai. Năm 1985, trong một lần về thăm nhà, tình cơ anh gặp cô giáo trẻ Bùi Thị Diện. Qua trò chuyện, gặp gỡ, cô giáo trẻ giầu tình cảm ấy đã đến với anh bằng một tình yêu chân thành. Họ về ở với nhau rồi lần lượt 2 cậu con trài chào đời. Có con, có một gia đình là động lực giúp anh chống chọi với bệnh tật mỗi khi trái nắng trở trời nhưng cũng đồng nghĩa với bao khó khăn đè lên đôi vai người thương binh nặng. Vừa vay vốn mở cửa hàng tạp hoá, anh chị vừa chăn nuôi lợn và nhận nón về khâu, vất vả vậy nhưng lúc nào anh chị cũng tâm niệm phải cho hai con trai ăn học nên người.
Không phụ lòng bố mẹ, hai con trai anh chị đều là học sinh giỏi những năm phổ thông, đều thi đỗ vào các trường đại học và đã tìm được việc làm ổn định. Giờ đây, giữ lửa hiếu học cho các con, các cháu, gia đình anh chị lại là một mái ấm tin cậy cho nhiều em học sinh ở quê nghèo Ngọc Sơn xuống thị trấn trọ học. “Đều là con cháu trong nhà nên không nỡ lấy tiền các cháu, chỉ mong các cháu chăm chỉ học tập có được một việc làm ổn định thoát cảnh nghèo khó là mừng rồi”, chị Diện tâm sự.
Với đôi vợ chồng giàu nghị lực này, ngày 27/7 có một ý nghĩa đặc biệt với anh chị, đó là ngày thương binh liệt sỹ nhưng cũng là ngày mà bao con, cháu đã trọ học tại nhà anh chị lại tìm về, quây quần bên anh chị, “báo cáo” với anh chị những thành tích mà mình đã đạt được trên bước đường học tập công tác. Đó chính là phần thưởng quý giá nhất và cũng là thành quả bao năm vất vả chiến thắng hoàn cảnh của anh chị.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 thương bệnh binh, gia đình chính sách. Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền các đối tượng này đã không ngừng vươn lên, dần ổn định cuộc sống. Nhiều thương binh đã trở thành những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế xây dựng gia đình văn hoá và nuôi dạy con cái nên người.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 95% gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân tại nơi cư trú, hơn 90% thương binh, bệnh binh người có công với cách mạng được công nhận là những công dân kiểu mẫu. hàng trăm thương, bệnh binh đang là chủ những mô hình kinh tế mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm, góp phần phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Có được kết quả đó, ngoài sự hỗ trợ của xã hội còn phải kể đến sự nỗ lực tự vươn lên chiến thắng hoàn cảnh của các thương, bệnh binh. Họ thực sự là những tấm gương thương binh tàn nhưng không phế.
Phương Linh
Pháp khẳng định sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm về an ninh quốc phòng, đồng thời hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam về đào tạo cán bộ, tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ
Kinh nghiệm sống của thương binh, GS- TS Ngô Văn Lệ là phải yêu nghề, rồi vui một tí, thư giãn một tí, cố gắng một tí thì cái gì cũng xong
(HBĐT) - Ngày 26/7, tại xã Địch Giáo, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ khánh thành đài tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
(HBĐT) - Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn đã nêu cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần chia sẻ, bù đắp những khó khăn mất mát, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại địa phương.
(HBĐT) - Mang trên mình 4 mảnh đạn là “chiến tích” còn sót lại sau những năm chiến đấu tại chiến trường miền Nam và nước bạn Cămpuchia, vượt qua bao khó khăn, thương binh Nguyễn Viết Nga ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc vẫn luôn khắc ghi lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế” ông đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương
(HBĐT) - Sáng ngày 26/7, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành TW Đảng khoá XI. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.