Đồng chí Bùi văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở tham gia họp trực tuyến.
(HBĐT) - Sáng 10/8, Hội nghị Toàn quốc Triển khai việc lập quy hoạch phát triển nhân lực các Bộ, ngành và địa phương đã được tổ chức bằng hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. Tham gia họp trực tuyến, phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở GĐ & ĐT, Nội vụ, KH & ĐT, LĐ - TB & XH.
Theo đề cương hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương thời kỳ 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ KH & ĐT soạn thảo, nội dung quy hoạch phát triển nhân lực bao hàm sự cần thiết xây dựng quy hoạch; mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch; những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch và kết cấu của quy hoạch. Việc đánh giá hiện trạng nhân lực trên cơ sở quy mô nhân lực, phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực. Hiện trạng đào tạo nhân lực bao gồm hệ thống đào tạo nhân lực, việc tổ chức đào tạo nhân lực, hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển nhân lực. Dự báo nhu cầu nhân lực xoay quanh việc dự báo những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động, dự báo nhu cầu lao động. Có 3 giải pháp đảm bảo và các dự án ưu tiên là nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực; Đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng lao động, trong đó có các vấn đề về đào tạo lại, tuyển dụng lao động đã qua đào tạo và tổ chức đào tạo mới, cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực, giữ và thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài, phát triển các cơ sở đào tạo; dự báo nhu cầu cac nguồn lực.
Sau khi lắng nghe tham luận của Bộ GD & ĐT, Bộ LĐ - TB & XH, các Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Văn hoá - Thể thao và Du lịch và đại diện các địa phương đã tập trung thảo luận, đa số ý kiến thống nhất về quan điểm, phương pháp, cách thức làm như đề cương hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2015. Các Bộ, ngành và địa phương cũng đưa ra thực trạng công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, nêu một số kiến nghị như việc xây dựng nguồn nhân lực phải căn bản và toàn diện về trí lực, thể lực và tâm lực; chuyển dịch nguồn nhân lực; tăng quy mô đào tạo đối với một số ngành; nghiên cứu rút ngắn phạm vi quy hoạch... Phía tỉnh ta cũng tỏ rõ sự thống nhất cao và quyết tâm sớm triển khai xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao vai trò của vấn đề quy hoạch phát triển nhân lực hiện nay là vô cùng cấp bách, là tiền đề của phát triển, mặt khác nhân lực chính là lợi thế quốc gia trong trường quốc tế. Về tầm chiến lược của quy hoạch đến năm 2020, tuỳ vào tính chất ngành nghề để có sự cân đối hợp lý. Chiến lược quốc gia phát triển nguồn nhân lực không đi sâu mà chủ yếu quan tâm đào tạo kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương từ chỗ nắm rõ nhu cầu, thực hiện các giải pháp lớn đáp ứng nhu cầu và các chính sách đi kèm trong phát triển chính sách giáo dục, hỗ trợ người học nghề. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Sau hội nghị, 3 Bộ được giao trách nhiệm là bộ phận Thường trực chỉ đạo gồm Bộ KH - & ĐT, GD - & ĐT, LĐ - TB & XH sẽ tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức để xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước. Đồng chí lưu ý các tỉnh nên có ban triển khai kế hoạch phát triển nhân lực. Các Bộ, ngành có tổ triển khai phát triển nhân lực do đồng chí thứ trưởng phụ trách. Về tiến độ, với 7 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm xây dựng quy hoạch gồm Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hậu Giang, Lào Cao, Đắc Lắc sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm cho các địa phương khác vào tháng 9/2010. Từ tháng 8 - 11/2-010, các Bộ, ngành và các tỉnh xây dựng kế hoạch/ Từ tháng 10 - 12/2010, tổng hợp xây dựng Quy hoạch của cả nước.
* Chiều cùng ngày, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 với sự tham dự của các Bộ, ngành, và 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành: GD & ĐT, Nội vụ, tài Chính, KH & ĐT, LĐ - TB & XH, Tài nguyên và Môi trường, BHXH, Ban Dân tộc, Hội khuyến học, Hội LHPN tỉnh; lãnh đạo UBND, trưởng phòng GD và ĐT, hiệu trưởng một trường mầm non thuộc 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu.
Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi trong các cấp, các ngành, gia đình và xã hội, kêu gọi sự hưởng ứng tích cực của cha mẹ trẻ em, nhân dân và các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội; tăng cường huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp; Tập trung nâng cao chất lượng, từng bước pháy triển mầm non dưới 5 tuổi đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân; Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non; Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các lớp mầm non 5 tuổi; Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
Quá trình PCGDMN cho trẻ 5 tuổi sẽ tiến hành trong 6 năm, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2010 - 2012 hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; tập trung chỉ đạo các địa phương có điều kiện hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Kiểm tra công nhận 30 - 40 tỉnh/thành phố và tổng kết 3 năm PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Giai đoạn 2013 - 2015, tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các địa phuơng khó khăn về cơ sở vật chất, tiếp tục xây dựng bổ sung số phòng học, phòng chức năng, cung cấp trang thiết bị, đồ chơi, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu phổ cập; Củng cố thành quả PCGDMN 5 tuổi ở các địa phương đã được công nhận giai đoạn 1. Kiểm tra công nhận các tỉnh còn lại và tổng kết đánh giái 6 năm PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.
Kinh phí thực hiện Đề án là 14.660 tỷ đồng, gồm 4 dự án. xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định của điều lệ trường mầm non. Mua sắm trang thiết bị, đồ chơi. đào tạo bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em nghèo. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho 86 huyện khó khăn. Trong đó ngân sách Nhà nước 11.930 tỷ đồng. Nguồn kinh phí khác 2.730 tỷ đồng. Ban chỉ đạo PCGD - CMC từ Trung ương đến địa phương được kiện toàn, bổ sung thêm thành phần để triển khai, quản lý tổ chức thực hiện PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
Năm 2010, về phía Bộ, ngành Trung ương, Bộ GD & ĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án. Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD - CMC ở Trung ương bổ sung thêm thành phần BCĐ và bộ phận giúp việc BCĐ triển khai phổ cập PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Ban hành 6 văn bản liên quan. Về phí UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn BCĐ PCGD - CMC giai đoạn 2010 - 2015 của địa phương; Điều tra, khảo sát trẻ em trong độ tuổi, các nguồn lực trên địa bàn, xây dựng kế hoạch phổ cập của địa phương, đưa mục tiêu PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi vào chương trình phát triển KT - XH của địa phương hàng năm và kỳ kế hoạch giai đoạn 2010 - 2015; Chỉ đạo xây dựng, quy hoạch mạng lưới sơ sở giáo dục mần non, kết hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở 86 huyện khó khăn; Xây dựng dự toán kinh phí PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi năm 2011; Chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên MN; xây dựng cơ chế tổ chứuc kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn.
Thực hiện Đề án 239/QĐ - TTg ngày 09/2/2010, tỉnh ta đã huy động trẻ em đến cơ sở giáo dục mầm non, trường mầm non đạt tỷ lệ 40,6% tuổi nhà trẻ, 96,6% tuổi mẫu giáo, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt 99,9%. Với tỷ lệ huy động trẻ đến trường cao nên giáo dục mầm non tỉnh gặp một số khó khăn như còn tới quá nửa số phòng dành cho lớp mẫu giáo 5 tuổi chưa được xây dựng kiến cố (thiếu 581 phòng), thiếu trên 600 giáo viên để đảm bảo 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi bán trú, học 2 buổi/ngày và còn trên 100 trường chưa thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Trên cơ sở đó, tỉnh ta kiến nghị, đề xuất với Bộ GD & ĐT điều chỉnh số điểm trường, tiêu chuẩn quy định số lớp chia theo độ tuổi với trường chuẩn quốc gia các tỉnh miền núi đề phù hợp địa bàn. Sớm hướng dẫn các biểu mẫu, hồ sơ phổ cập cho các địa phương để thống nhất nội dung báo cáo, triển khai thực hiện về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các địa phương trên cơ sở Đề án giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi báo cáo lên UBND và cấp uỷ đưa nội dung chương trình PCGDMN vào nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các tỉnh; khẩn trương kiện toàn BCĐ chương trình PCGDMN để triển khai các bước liên quan. Rà soát lại chính sách hỗ trợ cho trẻ đi học mầm non. Đối với đề án giáo viên mầm non công tác lâu năm không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội giao cho Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án trong quý IV/2010 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bùi Minh
(HBDDT) - Ngày 9/8, thay mặt Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm và tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/Điôxin huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐ, TB & XH, Ban Dân Vận tỉnh ủy, Hội Chất độc Da cam/ Điôxin tỉnh và lãnh đạo 2 huyện Kim Bôi và Lạc Thủy.
(HBĐT) - Chiều ngày 9/8, Tiểu ban tuyên truyền, khánh tiết, trang trí và đời sống phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã tiến hành họp, nhằm kiểm điểm tiến độ thực hiện các phần công việc và triển khai nhiệm vụ tiếp theo trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng tiểu ban tới dự và chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Sáng 9/8, Công an tỉnh đã tổ chức Lễ tuyên thệ thành lập các Phòng An ninh xã hội (PA88), Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) và Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC81). Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện nhiệm vụ Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên đảng cộng sản Việt Nam”, các cấp bộ đoàn huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và vận động ĐVTN tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng do đoàn phát động, qua đó đã tạo môi trường thuận lợi cho tuổi trẻ trong huyện rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2005-2010, giá trị kinh tế tăng bình quân 16%/năm, thu nhập bình quân đạt 11,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,34% năm 2005 còn 0,74% năm 2009. Đó là một vài con số nổi bật trong phát triển KT-XH của Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn.
Hình ảnh: "Thầy giáo; thầy thuốc; chiến sĩ tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh"; cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh chủ chốt các xã, phường biên cương; chiến sĩ biên phòng quên mình cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, đã được đồng bào các dân tộc ở biên giới, hải đảo tin yêu, quý trọng, góp phần tô đẹp phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.