Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo PCLB-TKCN tỉnh tham gia Hội nghị trực tuyến.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác di dân phòng, tránh thiên tai. Dự Hội nghị, về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo PCLB-TKCN tỉnh.
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư đã thông báo tình hình thiên tai, thiệt hại, nguyên nhân và công tác chỉ đạo phòng, tránh trong những năm vừa qua. Trong 10 năm (2000 – 2009), cả nước đã xảy ra 96 trận lũ quét, làm chết và mất tích 421 người, bị thương 175 người; 1.913 căn nhà bị đổ trôi, 41.717 nhà bị ngập; 91.763 ha lúa, hoa màu bị tàn phá; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 999,657 tỉ đồng. Trong đó, các tỉnh miền núi bị thiệt hại nặng nề nhất. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 8 trận lũ quét, làm 10 người chết và mất tích, 33 nhà bị sập, trôi. Ban chỉ đạo T.Ư đã phân tích và đưa ra 7 nguyên nhân dẫn đến lũ quét, sạt lở đất, trong đó có 2 nguyên nhân khách quan và 5 nguyên nhân chủ quan. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư, di dân; xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở, lũ quét; thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; quan tâm nghiên cứu, dự báo, cảnh báo, tập huấn, diễn tập, nâng cao nhận thức cộng đồng; triển khai ứng phó kịp thời, chủ động khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, công tác phòng, tránh thiên tai còn nhiều hạn chế: Công tác quản lý điều hành của các dự án di dân còn nhiều bất cập, nguồn vốn đầu tư còn thấp. Công tác cảnh báo, tập huấn, tuyên truyền để phòng, tránh còn nhiều yếu kém. Lực lượng xung kích tại chỗ ở nhiều địa phương chưa phát huy được tác dụng. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể về bố trí dân cư, sản xuất còn chậm, chưa đủ tiêu chuẩn an toàn.
Tại tỉnh ta, trong 10 năm (2000 – 2009) có 25 cơn bão và 8 ATNĐ trực tiếp ảnh hưởng làm 39 người chết, mất tích và tổn thất về kinh tế trên 468 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra lốc xoáy cục bộ tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn 5 huyện. UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch, bố trí dân cư các vùng thiên tai ĐBKK giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến năm 2015. Trong 3 năm (2007 – 2009), tỉnh đã triển khai 11 dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho 1.122 hộ. Di chuyển 130 hộ dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) trong vùng nguy cơ sạt lở cao xuống tái định cư tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và một số dự án di dân khác. Các địa phương đã chủ động xây dựng phương án PCLB theo phương châm 4 tại chỗ. Triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, nhu cầu vốn bổ sung năm 2010 của tỉnh là 77,5 tỉ đồng, trong đó đề nghị T.Ư cấp 71,23 tỉ đồng.
Tham gia hội nghị trực tuyến, các bộ, ngành, địa phương đã phát biểu làm rõ thêm những nguyên nhân gây ra thiên tai. Đồng thời, đưa ra những giải pháp, kinh nghiệm và kiến nghị nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Thời gian tới, tình hình thiên tai diễn biến còn nhiều phức tạp, phải lấy phòng ngừa là chính. Cần tiếp tục thực hiện quy hoạch và sắp xếp dân cư; rà soát và phát hiện những vùng nguy hiểm mới để có kế hoạch di dân đến nơi an toàn. Các cấp chính quyền phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách vừa lâu dài để chỉ đạo quyết liệt. Quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng, nghiêm cấm việc xây nhà, công trình tại nơi có nguy cơ cao. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức tự phòng tránh của cộng đồng. Đẩy mạnh công tác diễn tập, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên. Các địa phương thực hiện nghiêm kế hoạch phòng, chống lũ bão, tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm theo phương châm 4 tại chỗ. Triển khai có hiệu quả các dự án quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Tiếp tục trồng và BVR chống sói lở.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ đến những ngày mùa thu tháng 8, thế hệ trẻ xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc lại hướng về những năm tháng lịch sử của khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo để cùng nhau ôn lại truyền thống cách mạng của thế hệ cha ông, nhằm tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho tuổi trẻ cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
(HBĐT) - Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh lâm là đơn vị sản xuất công nghiệp quy mô vừa của tỉnh. Với sản phẩm chính của công ty là gạch xây dựng nung quy chuẩn, hàng năm, Công ty có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từ 10 triệu đến 11triệu viên, doanh thu khoảng 10 tỷ đồng, trích nộp ngân sách Nhà nước trên 700 triệu đồng/năm, lương bình quân đạt 2.350 ngàn đồng/người/tháng. Chi bộ Đảng công ty hiện nay có 17 đảng viên, là chi bộ trực thuộc Đảng bộ thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (12 - 13/8), đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Phó Chủ tịch Triệu Thị Nái làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ, sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo của vùng Tây Bắc phải đi trước một bước, đảm bảo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
Ngày 14-8, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp - Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã làm việc với ba doanh nghiệp thành viên của Vinashin là Công ty đóng tàu Hạ Long, Công ty thép Cái Lân, Tổng công ty Công nghiệp - Tàu thủy Bạch Ðằng và một công ty con là Công ty Chế tạo động cơ đi-ê-den Bạch Ðằng; thăm một số dây chuyền, phân xưởng sản xuất chính của các đơn vị nói trên.
Ngày 14/8, Hội nghị các Quan chức cấp cao (SOCA) của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ tư đã chính thức khai mạc tại Đà Nẵng, với sự tham dự của đại diện 10 nước thành viên ASEAN.